Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Bán hàng ở sàn Sendo được miễn phí thanh toán

(SGTTO) - Thay vì thu phí 1-2% giá trị giao dịch, sàn thương mại điện tử Sendo cho biết sẽ duy trì chính sách miễn phí thanh toán cho các nhà bán hàng. Chính sách ưu đãi này của Sendo được áp dụng cho mọi phương thức thu hộ tiền mặt, thanh toán qua thẻ và ví điện tử. Thông tin này được sàn thương mại điện tử Sendo công bố vào ngày 11-4.

Chính sách miễn phí thanh toán cho người bán của Sendo

Thông báo được Sendo đưa ra trong bối cảnh hàng loạt sàn thương mại điện tử bắt đầu thu phí người bán, từ 1-2% trên tổng giá trị đơn hàng thanh toán thành công, tính trên tổng tiền hàng và phí vận chuyển. Chính sách miễn phí thanh toán đồng nghĩa với việc Sendo sẽ hỗ trợ thêm 10.000 đồng đến 20.000 đồng cho mỗi đơn hàng 1 triệu đồng. Sàn thương mại điện tử Sendo hiện quy tụ hơn 300.000 người bán, với kho hàng 10 triệu sản phẩm thuộc đa dạng ngành hàng như điện tử, làm đẹp, thời trang, gia dụng, dịch vụ, đồ công nghệ, tiện ích…

Đại diện Sàn thương mại điện tử Sendo, ông Lê Anh Huy, Phó tổng giám đốc Sàn thương mại điện tử kỳ vọng việc miễn phí thanh toán sẽ hỗ trợ người bán một cách thiết thực trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của ngành thương mại điện tử.

Theo ông Huy, bên cạnh lợi thế cạnh tranh về chính sách miễn phí thanh toán, Sendo còn áp dụng các chương trình hỗ trợ người bán khuyến mại, kích cầu nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng, cũng như kết hợp các chương trình marketing thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà bán hàng. Trong tương lai, Sendo sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chính sách để tạo điều kiện tốt nhất cho người bán cạnh tranh công bằng, trong khi vẫn đảm bảo quyền lợi của người mua khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Theo một công bố của iPrice – Cộng đồng mua sắm online Đông Nam Á, Sendo là một trong 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực, tăng trưởng cao trong năm 2018. Đáng chú ý, trong năm 2018, Sendo đã nhận được khoản đầu tư 51 triệu đô la Mỹ từ 8 nhà đầu tư lớn, gồm SBI Nhật Bản, SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures, FPT, eContext Asia, BeeNext và Beenos.

Theo hệ thống nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam hiện đứng thứ 6/10 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới với 49,8 triệu người mua sắm online, kinh doanh trực tuyến tăng trưởng 29,4%. Dự báo đến năm 2020, doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 13-15 tỉ đô la Mỹ. Việc duy trì và phát triển các chính sách ưu đãi hấp dẫn nhất sẽ góp phần hỗ trợ bên bán và người dùng chuyển đổi hành vi mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến.

Sàn thương mại điện tử Sendo ra đời vào tháng 9-2012, hiện phục vụ hơn 10 triệu khách hàng với 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc. Năm 2014, Sen Đỏ đã nhận được đợt đầu tư đầu tiên từ các tập đoàn Nhật Bản như SBI, Digital Garage, Beenos, Beenext. Tiếp đó, tháng 8-2018, Sendo nhận được khoản đầu tư 51 triệu đô la Mỹ từ các nhà đầu tư SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures.

Lê Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối