Thứ tư, Tháng tư 2, 2025

Bà tôi và chiếc nón lá

Bích Nhàn -  

Bà tôi già, tóc bà trắng và mảnh như những sợi cước bà vẫn dùng chằm nón. Lưng bà còng, mắt bà trũng sâu nhưng không lọm khọm mà bà nhanh nhẹn, tinh anh. Khuôn mặt hiền từ, đôi tay nhăn nheo nhưng cần mẫn khéo léo và bà đã làm ra những chiếc nón thật đẹp.

DSC_9215

Bà sinh ra phải thời loạn lạc, từ nhỏ theo học nghề chằm nón chứ không được học chữ. Bà sinh ở vùng đất có nghề chằm nón nổi tiếng trong vùng và những câu chuyện của bà kể cho lũ cháu chúng tôi luôn có hình ảnh của chiếc nón. Chị em tôi nghe kể bà kể về nón, hay than: Đội nón nhìn quê thấy mồ. Có chăng nón chỉ thích hợp cho những phụ nữ lam lũ trên đồng ruộng, che nắng chắn mưa hay nón dành cho các bà mẹ quê, buổi sáng bưng mớ rau đay, mớ tép ra chợ.

Bà cốc đầu chúng tôi, bà mỉm cười xác nhận nữ học sinh đi học đội nón thật bất tiện và còn khen, các cháu của bà xinh gái lắm, những chiếc mũ của các cháu thật điệu đàng, thật dễ thương. Nhưng bà nói: “Các cháu ơi, dù cuộc sống hiện đại có bao nhiêu đi chăng nữa, những chiếc mũ rộng vành được thiết kế đẹp, đủ kiểu dáng bằng nhiều chất liệu cao cấp thì hình ảnh chiếc nón vẫn là biểu tượng đẹp, dịu dàng của người đàn bà”.

Chị em tôi ứ hừ mỗi khi thấy mẹ, thấy bà ngồi tỉ mẩn chằm nón, công việc vất vả nhưng thu nhập kém. Bà khăng khăng giữ nghề chằm nón mà lý lẽ hay lắm. Bà bảo, dù từ nhỏ đã được nghe: “Thức khuya dậy sớm cho hư. Mà nghề đan nón chẳng dư đồng nào”. Các cháu gái của bà dửng dưng, không mặn mà với nghề chằm nón, lòng bà nặng trĩu.

Ngồi bên bà, nghe bà kể về nghề chằm nón, mới thấu hiểu được vẻ đẹp bên trong sự bình dị của chiếc nón lá mộc mạc để yêu thêm làng nghề truyền thống là bà đã thấy vui rồi. Bà ước mong các cháu thỏa ước mơ với một ngành nghề nào đó và thành đạt nhưng điều làm bà đau đáu là dòng họ bà nghèo, nhiều cháu gái vì nông nổi muốn đổi đời mà đã lao vào kiếm tiền bằng những cái nghề mà xã hội khinh rẻ, giá như các cháu chịu khó ngồi chằm nón, tuy không giàu nhưng đó là một công việc sạch sẽ và mang lại cái đẹp cho tâm hồn, cho cuộc sống. Nghe bà nói, chị em tôi mủi lòng muốn khóc.

Nghề chằm nón lá lắm công phu nhưng không quá khó. Một chút khéo tay, một chút tỉ mỉ, một chút nhọc công, một chút nâng niu là có thể có được một chiếc nón đẹp. Hình ảnh người thiếu nữ giấu mặt sau vành nón lá cười duyên, hình ảnh khách quốc tế ngắm nghía và trầm trồ chiếc nón lá Việt Nam hay điệu múa nón thật đẹp phải không nào? Bà nói, giọng rất đỗi tự hào.

Lời bà dịu êm, nhẹ nhàng và mộc mạc như chiếc nón lá quê hương.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa văn phòng đầy đặn với cá lóc om chuối...

0
(SGTT) – Mang phong vị ẩm thực miền Bắc dân dã, món cá lóc om chuối đậu được một số quán ăn, nhà hàng...

Sắp hoàn thành nhiều hạng mục dự án sân bay Long...

0
(SGTT) - Mới đây, Ban quản lý dự án sân bay Long Thành cho biết, sân bay đang triển khai nhiều gói thầu lớn....

Thăm Mộc Châu mùa hoa ban khoe sắc

0
(SGTT) - Đầu tháng 4, hoa ban nở rộ khắp núi rừng Mộc Châu, đánh dấu thời điểm người dân vùng cao bắt đầu...

Việt Nam ‘góp mặt’ trong top 100 nhà hàng tốt nhất...

0
(SGTT) - Trong danh sách 100 nhà hàng tốt nhât châu Á 2025, Việt Nam có một đại diện đến từ Hà Nội, Nhà...

Long An đầu tư hơn 1.850 tỉ đồng nâng cấp đường...

0
(SGTT) - UBND tỉnh Long An đã điều chỉnh chủ trương nâng cấp tuyến ĐT.830C với tổng vốn hơn 1.850 tỉ đồng, dự kiến...

 Hiểu về liều lượng sử dụng thực phẩm bổ sung để...

0
(SGTT) - Thực phẩm bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng hoặc sử dụng sai liều lượng có...

Kết nối