Thứ ba, Tháng tư 8, 2025

Ba kịch bản cho đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải đề xuất 3 kịch bản về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần giảm áp lực đô thị hóa với việc phát triển đô thị vệ tinh, phát triển du lịch, giảm chi phí logistics…
Chính phủ đề nghị ngành giao thông đánh giá kỹ tác động tổng thể của đường sắt tốc độ cao với nền kinh tế trong từng phương án về tốc độ, tận dụng tuyến đường sắt hiện hữu. Ảnh: TL

Liên quan đến đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và một số bộ ngành vào ngày 1-12, theo TTXVN.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 kịch bản về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Các phương án này là xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 350km/giờ, khai thác riêng tàu khách và nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để vận tải hàng hóa; xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 250km/giờ, kết hợp cả tàu hàng và tàu khách; xây tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 350km/giờ khai thác tàu khách và có thể vận tải hàng hóa khi xuất hiện nhu cầu; đồng thời nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để vận tải hàng hóa.

Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, nếu giải phóng việc vận tải tuyến đường sắt hiện hữu Bắc – Nam khỏi chức năng chở khách, tập trung vận tải hàng hóa, hoàn thành kết nối với các cảng biển thì nút giao thông đường bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu vận tải khối lượng hàng hóa rất lớn. Bên cạnh đó, đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần giảm áp lực đô thị hóa với việc phát triển đô thị vệ tinh, phát triển du lịch, giảm chi phí logistics…

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đề nghị phân tích, đánh giá kỹ tác động tổng thể của đường sắt tốc độ cao với nền kinh tế trong từng phương án về tốc độ, kết hợp vận tải hành khách và hàng hóa, tận dụng tuyến đường sắt hiện hữu… Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cần hợp tác với các viện nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu thế giới để đánh giá tác động của dự án đường sắt tốc độ cao đối với ổn định vĩ mô, hiệu quả kinh tế – xã hội tổng thể, phương án tài chính, sử dụng nguồn lực do dự án mang lại.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đường sắt Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh sẽ đầu tư sau...

0
(SGTT) - Theo Bộ Xây dựng, dự án đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được xem...

Đường sắt Bắc – Nam thông tuyến trở lại sau tai...

0
(SGTT) - Sau hơn 1 ngày cứu hộ và khắc phục, tuyến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đã thông tàu sau...

Hơn 200.000 tỉ đồng làm tuyến đường sắt kết nối với...

0
(SGTT) - Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với mục tiêu kết nối với cảng...

Đến 2030, ngành đường sắt sẽ đóng các toa tàu khách...

0
(SGTT) - Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tập trung...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội –...

0
(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,...

TPHCM đề xuất thành lập tập đoàn đường sắt đô thị...

0
(SGTT) - Việc xây dựng đề án lập tập đoàn đường sắt đô thị sẽ triển khai song song với tiến trình chuẩn bị...

Kết nối