Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Ấn tượng buổi tọa đàm giữa thiên nhiên về du lịch bền vững tại thác Vực Hòm, Phú Yên

(SGTT) - Cùng nhau trò chuyện bàn cách phát triển du lịch bản địa bên cạnh tiếng thác chảy và trong khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên; lần đầu tiên tại tỉnh Phú Yên, một buổi tọa đàm về du lịch được diễn ra giữa thiên nhiên, ngay tại chân thác Vực Hòm, huyện Tuy An. Thông qua sự kiện, nhiều giải pháp về du lịch bền vững, du lịch xanh tại địa phương đã được gợi mở.

Sáng nay (18-11), tại chân thác Vực Hòm thuộc xã An Lĩnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn thông qua ấn phẩm Sài Gòn Tiếp Thị đã phối hợp cùng UBND huyện Tuy An đã tổ chức thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Phú Yên, tâm tình đá và nước”.

Lần đầu tiên tại tỉnh Phú Yên, buổi tọa đàm về du lịch được tổ chức giữa thiên nhiên, ngay tại chân thác Vực Hòm, huyện Tuy An. Ảnh: Nguyễn Phong

Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm “Phú Yên, tâm tình đá và nước” có ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy An; ông Nguyễn Danh Hạnh, Ban Quản lý Di tích tỉnh Phú Yên và nhóm “A little Vietnam” - nhóm gồm hai thành viên là Hý Du Ký và Han Vietnam, đôi bạn đã đi du lịch, trồng cây đủ 63 tỉnh thành Việt Nam đầu năm 2022. Với thông điệp “Nếu yêu Việt Nam, hãy yêu môi trường”, nhóm đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam và nhà báo Võ Hồng Văn – Trợ lý Tổng biên tập, phụ trách Ban đối ngoại và Phát triển thương hiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Buổi tọa đàm còn có sự hiện diện của ông Hồ Ngọc Thanh, Phó Bí thư thường trực huyện ủy huyện Tuy An; bà Đinh Hồng Nga, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Tuy An; ông Ngô Tấn Lang, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Tuy An và đại diện các cơ quan, ban ngành huyện Tuy An, người dân địa phương và sinh viên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Mặc dù diễn ra trong thời tiết có mưa và phải trải qua quãng đường khó khăn đến đến khu vực thác Vực Hòm, tuy nhiên buổi tọa đàm vẫn thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Ảnh: Nguyễn Phong
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy An, đang chia sẻ trong buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Phong

Đây là lần đầu tiên tại Phú Yên, một buổi tọa đàm được diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của thác Vực Hòm, một trong những thắng cảnh của huyện Tuy An, tuy nhiên chưa được nhiều du khách biết đến.

Thông qua buổi tọa đàm, một số điểm du lịch ấn tượng của huyện Tuy An có kiến tạo địa chất độc đáo đã được giới thiệu đến du khách như Cụm thác Vực Song – Vực Hòm, quần thể Hòn Yến, đầm Ô Loan…

Ông Nguyễn Danh Hạnh, Ban Quản lý Di tích tỉnh Phú Yên, chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Nguyễn Phong

Các diễn giả cũng đã cùng nhau thảo luận, đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất trong phát triển du lịch của huyện Tuy An nói riêng cũng như tỉnh Phú Yên nói chung.

Nhóm “A little Vietnam” chia sẻ tại buổi tọa đàm "Phú Yên, tâm tình đá và nước" Ảnh: Dũng Vũ

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch song song với bảo tồn di sản thiên nhiên, nâng cao đời sống cho cộng đồng người dân địa phương cũng được các diễn giả thảo luận trong sự kiện.

Tính đến nay, huyện Tuy An có một di tích quốc gia đặc biệt (danh thắng Gành Đá Dĩa), bảy di tích cấp quốc gia – Địa đạo Gò Thì Thùng, khu phố Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh – nơi xảy ra cuộc thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh, mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Chùa Đá Trắng, Thành An Thổ, Đầm Ô Loan, Quần thể Hòn Yến – và 23 di tích cấp tỉnh, với bốn loại hình di tích cơ bản, gồm lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và danh thắng. Cụm thác Vực Song - Vực Hòm là một trong những điểm đến mới được ngành du lịch huyện chú trọng đầu tư, thu hút du khách.

Ban tổ chức trao tặng thư cảm ơn đến các diễn giả. Ảnh: Nguyễn Phong

Ngoài ra, khách tham dự sự kiện cũng đã có dịp hòa mình cùng thiên nhiên, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Vực Hòm – nơi diễn ra sự kiện. Điều đặc biệt của thác Vực Hòm chính là cấu trúc mạch dọc, có nhiều cột đá bazan xếp chồng lên nhau, có hình dáng tựa “Gành Đá Đĩa úp ngược”.

Gắn với thông điệp du lịch xanh, du lịch bền vững, buổi tọa đàm diễn ra đơn giản nhưng ý nghĩa, giữa thiên nhiên xanh mát. Ảnh: Nguyễn Phong
Khách tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Dũng Vũ

Nội dung chi tiết của buổi tọa đàm “Phú Yên, tâm tình đá và nước” sẽ được phát sóng trên fanpage, youtube Sài Gòn Tiếp Thị và fanpage Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vào ngày 24-11-2022. Kính mời quý độc giả đón xem.

Nguyễn Phong 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân thiện với môi trường tại COP29

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Liên Hiệp Quốc thông báo hơn 50 chính phủ đã ký tuyên bố chung thúc đẩy du lịch bền vững toàn cầu. Đây là một thành tựu quan trọng tại Hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, diễn ra tại Azerbaijan, theo TTXVN.  5...

Du lịch Phú Yên kỳ vọng tiếp tục lập ‘cú hích’ từ điện ảnh

0
(SGTT) - Tháng 11-2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) đã phối hợp với tỉnh Phú Yên công bố Bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim, gọi tắt là PAI (Production Attraction Index) tại chương trình Điện ảnh với Phú Yên. Từ sự...

Di tích Pompeii ở Ý giới hạn 20.000 người tham quan mỗi ngày

0
(SGTT) - Khu khảo cổ Pompeii - nơi lưu giữ tàn tích của thành phố cổ La Mã ở miền Nam nước Ý, vừa quyết định giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày ở mức 20.000 người. Đến miền Nam nước Ý khám phá thị trấn ven...

Ký sự sông Ba (kỳ cuối): Di sản dòng sông và hành trình gặp biển

0
(SGTT) - Ví dòng sông như một thiếu nữ là cách mà tác giả dành để kết bài viết này. Nếu như Ayun Pa nơi thượng nguồn vận chiếc váy thổ cẩm, lung linh múc nước sông, thì sông Ba nơi hạ nguồn lại khoác chiếc áo dài tha...

Gợi ý 6 dòng thác nên ghé thăm khi đến Phú Yên

1
(SGTT) – Thác J’rai Tang, Vực Phun, thác Cây Đu hay thác H’ly là những dòng thác đẹp, còn khá hoang sơ mà du khách có thể ghé thăm khi đến Phú Yên. Mùa thu hoạch cói tại làng nghề dệt chiếu hơn 100 năm ở Phú Yên Đi...

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

0
(SGTT) - Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên đảo không có nhà dân, chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ du khách ra đảo. Đến Đồng Nai, trải nghiệm cắm trại...

Kết nối


Cùng chuyên mục