Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024

Đau xương cẳng chân và những cách xử lý “tự thân vận động”

(SGTTO) - Có thể bạn đã từng bị đau xương cẳng chân ở một thời điểm nào đó trong "sự nghiệp" chạy bộ của mình. Lúc đó, bạn sẽ có cảm giác đau nhức dọc mặt trước hoặc mặt trong ống quyển.

Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất khi chạy bộ, có thể xảy ra ở người mới tập hay những vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng, bạn đừng lo nếu lỡ bị chấn thương này bởi có rất nhiều cách để điều trị đau xương cẳng chân.

Đau xương cẳng chân là gì?

Đau xương cẳng chân về mặt y học được gọi là hội chứng căng thẳng xương chày. Có nhiều lý do dẫn đến chấn thương này. Căn nguyên thường gặp nhất là sử dụng phần cẳng chân quá nhiều. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp bạn đột nhiên bắt đầu chạy rất nhiều sau một thời gian dài không chạy, hoặc nếu bạn tăng tốc tập luyện đột ngột.

Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn bắt đầu chạy nhiều hơn trên các bề mặt cứng, như bê tông hoặc chạy trên đồi. Nguyên nhân khác của đau xương cẳng chân là giày của bạn không vừa chân hoặc hỗ trợ kém, hoặc tệ hơn là đôi giày của bạn đã quá cũ.

Và cuối cùng một lý do thông thường nữa, đó là cấu tạo của cơ thể, như bàn chân bẹt và yếu cơ ở lõi, hông hoặc mắt cá chân.

Cách xử trí

Trong nhiều trường hợp, cách xử lý đơn giản nhất là nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hầu hết những người chạy không muốn phương pháp điều trị kiểu này. Hoặc vì họ đang tập luyện để tham gia một cuộc đua, hoặc sự tỉnh táo của họ sẽ không cho phép điều đó!

Vì vậy, nếu chấn thương này khiến bạn không chạy được hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn xử lý đau xương cẳng chân một cách hiệu quả mà không cần phải treo giày:

Luyện tập chéo: Bạn có thể tạm dừng việc chạy thường xuyên bằng cách luyện tập chéo nhiều hơn. Nâng tạ là một ý tưởng tuyệt vời vì bạn sẽ tăng cường sức mạnh cho những cơ bắp có thể đã gây ra đau xương cẳng chân. Bạn cũng có thể giúp hệ tim mạch hoạt động tốt hơn bằng cách thực hiện các bài tập có tác động thấp như bơi lội hoặc đạp xe.

Chạy trên các bề mặt khác nhau: Nếu có thể, hãy chạy trên các bề mặt mềm hơn như cỏ. Tránh những con đường bê tông và leo đồi.

Nẹp: Quấn chân của bạn lại hoặc mặc quần dài bó sát để giữ gân của bạn gần xương và hỗ trợ toàn bộ ống chân khi chạy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng băng dán cơ.

Sử dụng những miếng lót: Kiểm tra miếng lót nếu bạn có bàn chân phẳng và tư thế bàn chân quá ngả vào trong gây ra tình trạng đau xương cẳng chân. Bạn có thể chọn mua những phụ kiện tùy chỉnh tại các cửa hàng bán đồ thể thao.

Chườm đá: Hãy chườm đá lên phần ống chân sau mỗi lần chạy. Cố gắng chườm đá ít nhất 20 phút mỗi lần.

Giãn cơ và lăn bọt: Bạn hãy tập các bài kéo giãn cơ ở phần mắt cá chân, gót chân, bắp chân và cẳng chân và sử dụng con lăn bọt hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi bạn cuộn con lăn bọt ở phần cẳng chân. Nó có thể khiến bạn bị đau. Hãy bắt đầu với áp lực rất nhẹ và lăn theo cách khiến bạn thấy dễ chịu.

Đau xương cẳng chân với những người chạy bộ có thể là một nỗi đau thực sự, cả về thể chất và tinh thần. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau nhức sau mỗi lần chạy, hãy xử lý ngay. Nếu không nó có thể biến thành một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tâm Anh

Theo Marathon Handbook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu về thuốc giảm cân trước khi sử dụng

0
(SGTT) - Giảm cân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và thuốc giảm cân đã trở thành lựa chọn hấp...

10 thực phẩm trong tủ lạnh nên tránh để bảo vệ...

0
(SGTT) - Tủ lạnh thường được coi là nơi lưu trữ thực phẩm nhưng không phải tất cả thực phẩm được bảo quản trong...

Cân nặng lý tưởng không chỉ được đánh giá bằng chỉ...

0
(SGTT) - Cân nặng lý tưởng không chỉ là con số trên thang đo mà nó còn phản ánh sức khỏe tổng thể của...

Sở Y tế TPHCM: người dân cảnh giác với dịch vụ...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung về thay...

Rủi ro và cách phòng tránh các vấn đề về mắt...

0
(SGTT) - Sử dụng kính áp tròng mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe mắt nếu...

Màu sắc và hình dáng của móng tay tiết lộ gì...

0
(SGTT) - Móng tay có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe tổng thể. Những thay đổi về màu sắc, hình...

Kết nối