Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Có nên canh cánh chuyện đi hay ở?

THẢO NGUYÊN -

Gần đây, trên báo chí đầy những thông tin chuyện các bạn trẻ vốn từng thắng giải cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và nhiều bạn trẻ khác nói chuyện vì sao lại không trở về Việt Nam sau khi du học; rồi chuyện tỉnh này, tỉnh nọ đòi bồi thường vì cán bộ được cử đi học nước ngoài nhưng không về làm việc... Làm việc ở đâu, tôi nghĩ đã bớt quan trọng, cái cần quan tâm là giá trị thặng dư tạo ra bao nhiêu, có đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước hay chăng?

Tôi có người bạn sống ở Paris, Pháp. Cô này vốn học ở Hà Lan, Úc, lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh rồi sang Pháp sinh sống và làm việc. Hiện cô mở một công ty du lịch, chuyên tổ chức tour cho người Việt sang châu Âu, và người châu Âu sang Việt Nam. Cô đã giúp cho nhiều người Việt sang du lịch châu Âu rất vui vì tiết kiệm được chi phí và vì có người Việt ở tại chỗ hướng dẫn. Khách châu Âu sang Việt Nam cũng tăng đều từ khi cô mở công ty đến nay.

Vậy ra ngoài việc cô làm việc cho bản thân và gia đình thì cũng đang đóng góp cho Việt Nam đấy chứ.

Cô nói trên trang Facebook cá nhân của mình khi đọc những câu chuyện đi, ở mấy hôm nay trên mạng, là đã đến lúc người Việt nên nhìn nhận thông thoáng hơn cho vấn đề này. Vì cô nghĩ chưa chắc gì người Việt ra nước ngoài sẽ sống ở đó cả đời, mà nếu có, họ vẫn âm thầm gửi kiều hối về cho người thân làm ăn, buôn bán. Rồi cả những nhà khoa học, nếu về Việt Nam không có đất dụng võ, tiền kiếm được không đáng là bao thì ở nước ngoài sẽ tốt hơn, vì tài năng của họ sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn.

Cô bạn của tôi nói không sai, Việt Nam chuẩn bị là thành viên của Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) nên lao động sẽ dịch chuyển mạnh trong khu vực là lẽ thường. Hơn nữa, thời đại công nghệ đang cho phép con người làm việc ở mọi nơi, tiến đến không còn sự phân biệt rõ rệt nơi làm việc, thì chuyện đi hay ở đã bớt quan trọng phần nào.

Tôi lại nghĩ đến ông chủ tịch tập đoàn Hyundai, trong hồi ký của mình, ông cho thấy sự khao khát làm giàu cho Hàn Quốc, ông mở rộng kinh doanh từ đóng tàu, làm công trình công cộng cho nước ngoài, đến sản xuất ô tô, cho dù làm ở châu Âu, hay vùng Đông Nam Á thì cái ông muốn là tiền. Ông muốn ngoại tệ của Hàn Quốc ngày càng nhiều, người Hàn Quốc ngày càng có vị thế trong lòng người dân nước khác.

Do đó, theo tôi, cái cần làm chính là thay đổi tư duy đi, ở, chuyện ở đâu không nên bận tâm quá, mà chỉ khuyến khích người giỏi đóng góp cho đất nước bằng nhiều hình thức. Còn nếu vẫn muốn nhân tài về nước thì phải tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại để giữ chân họ. Muốn cạnh tranh với các nước về thu hút lao động, thì phải có sự đầu tư nhất định, và tạo điều kiện phù hợp, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, chứ không thể chỉ dừng lại ở hai chữ “kêu gọi”, và khi họ không về thì cho rằng họ không yêu nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trạm biến áp 110kV sân bay Long Thành đóng điện sớm...

0
(SGTT) - Công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai cho biết, trạm biến áp 110kV sân bay Long Thành đã hoàn thành đóng...

Những quán ăn, nhà hàng có phục vụ ẩm thực Lễ...

0
(SGTT) - Nhân dịp Lễ Tạ ơn (một dịp lễ của người Mỹ, năm nay rơi vào ngày 28-11), một số nhà hàng, quán...

Thông xe cầu Rạch Đỉa, nối quận 7 với Nhà Bè

0
(SGTT) - Cầu Rạch Đỉa rộng 2 làn xe nối Nhà Bè với quận 7 vừa được thông xe sáng nay 28-11. Cầu này...

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, RON 95-III lên gần 21.000...

0
(SGTT) - Từ 3 giờ chiều nay (28-11), Liên bộ Công Thương - Tài chính đã tăng giá bán lẻ xăng dầu trên cả...

Khi tính chuyện hạn chế, cấm xe máy cần cân nhắc...

0
(SGTT) - Muốn có được sự đồng tình của người dân nói chung về quyết định hạn chế, cấm xe máy thì việc đánh...

Mùa thu hoạch cỏ bàng ở Long An

0
(SGTT) - Trong nhiều năm qua, mùa thu hoạch cỏ bàng trên những cánh đồng ở xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh...

Kết nối