Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Chăm sóc da thế nào khi bị viêm da tiếp xúc

(SGTTO) - Đôi khi có những loại mỹ phẩm, nước hoa hay trang sức chúng ta rất yêu thích nhưng khi sử dụng lại bị dị ứng, ngứa ngáy trên làn da. Tình trạng da phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với một chất hoặc phản ứng dị ứng với nó gọi là viêm da tiếp xúc.

Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Mai Loan, Giám đốc y khoa Freshskin Clinic & Spa, về triệu chứng khi bị viêm da tiếp xúc và cách xử lý, phòng ngừa.

Một số chất có trong trang sức có thể gây viêm da tiếp xúc. Ảnh: Unsplash
Triệu chứng

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra tại các vùng của cơ thể đã tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Phát ban thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ tiếp xúc và có thể kéo dài hai đến bốn tuần.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm: phát ban đỏ, ngứa, có thể nghiêm trọng, da khô, nứt nẻ, bong vảy, các vết sưng và mụn nước, đôi khi có rỉ dịch và đóng mài, sưng nóng hoặc đau

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Người bị viêm da tiếp xúc cần thăm khám bác sĩ nếu gặp những tình trạng như: phát ban rất khó chịu đến nỗi bạn bị mất ngủ hoặc phân tâm khỏi các hoạt động hàng ngày, phát ban đột ngột, đau đớn, nghiêm trọng hoặc lan rộng, phát ban không thuyên giảm trong vòng ba tuần, phát ban ảnh hưởng đến khuôn mặt hoặc bộ phận sinh dục của bạn.

Biến chứng của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn liên tục gãi vào vùng bị ảnh hưởng, khiến nó bị ướt và chảy nước. Bởi vì điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoặc vi nấm phát triển.

Cách phòng ngừa, chăm sóc da

Để chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng, cần cố gắng xác định và tránh các chất gây kích ứng và dị ứng. Rửa da của bạn để loại bỏ các chất gây dị ứng da ngay sau khi tiếp xúc với nó. Lưu ý sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ, không mùi thơm. Nếu chất gây dị ứng là thực vật, chẳng hạn như cây thường xuân độc, hãy giặt quần áo hoặc các vật dụng khác có thể đã tiếp xúc với.

Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Ảnh: pixabay

Ngoài ra, hãy mặc quần áo bảo hộ hoặc găng tay để bảo vệ bạn khỏi các chất gây kích ứng, bao gồm cả chất tẩy rửa gia dụng.

Luôn nhớ sử dụng kem dưỡng ẩm để làm tăng giữ nước cho da, cải thiện hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

Điều trị

Đi khám khi có các dấu hiệu nặng (bên trên). Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc da tại nhà với thuốc bôi có thành phần corticosteroid, kháng sinh trong 1-2 tuần. Vệ sinh da sạch sẽ, giữ da khô thoáng, tránh cào gãi. Không tự ý đắp lá, tắm nước theo kinh nghiệm dân gian mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Mai Loan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

VCCI đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả các...

0
(SGTT) - Góp ý với dự án nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Món phở người Việt nào cũng biết lọt top món súp...

0
(SGTT) - Ngày 17-11, tạp chí du lịch của Mỹ - CNN Travel – đã cập nhật danh sách 20 món súp ngon nhất...

Gặp nghệ nhân tạo hình bonsai dừa ‘rắn ngậm ngọc’ phục...

0
(SGTT) - Từ những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi, nghệ nhân Đậu Thanh Tùng (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM)...

Tỷ lệ chỗ trên các chuyến bay Tết Ất Tỵ đạt...

0
(SGTT) - Các hãng hàng không trong nước đang tăng cường thêm các chuyến và bổ sung máy bay nhằm phục vụ cho dịp...

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn

0
(SGTT) - Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả...

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Kết nối