Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Quyền được chết có phải là cách tốt nhất?

LÊ DUY -

Bang California, Mỹ vừa thông qua quyền được chết. Nhiều người ủng hộ, nhiều người phản đối nhưng với những người chuyên chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối đời, họ lại có cái nhìn khác.

Một số người chỉ muốn chết, không chỉ vì họ đang vướng phải phiền muộn, tài chính hay bị tác động tiêu cực của dư luận. Lý do phần lớn là bệnh tật. Nhiều người biết được mình còn sống được bao lâu và thời gian còn lại trong cuộc đời đối với họ là một kiểu tra tấn. Điều họ mong muốn là đến gặp bác sĩ để yêu cầu được chết.

Hôm 6-10 vừa qua, thêm một bang ở Mỹ vừa thông qua đạo luật quyền được chết (quyền an tử), đó là bang California. Đây không phải điều gì mới mẻ, vì trên thế giới tính đến nay đã có 18 quốc gia ban hành quyền này, trong đó có Anh, Canada, Nam Phi, Trung Quốc, Pháp, Úc... Nhiều người tin rằng luật này sẽ giải phóng người bệnh thoát khỏi những ngày tồi tệ cuối đời, đồng thời tiết kiệm được phí tổn cho gia đình, người thân. Dĩ nhiên cũng có nhóm người phản đối quyền này với nhiều lý do liên quan đến đạo đức.

Hiện trên thế giới có 18 quốc gia ban hành luật an tử.
Hiện trên thế giới có 18 quốc gia ban hành luật an tử.

Nhưng lại có thêm một nhóm người thứ ba, cho rằng quyền an tử mà California vừa thông qua lại bỏ lỡ một vấn đề thực sự, đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ chưa phù hợp với luật mới này.

Hồi những năm 1990, cái tên Jack Kevorkian rất nổi trên mặt báo vì đó là bác sĩ tiên phong trợ giúp cho người bệnh an tử. Ông từng bào chữa trước tòa án rằng bệnh nhân nên có quyền được chết không đau đớn nếu đang phải chịu đựng bệnh tật, tuổi tác và có vấn đề về thần kinh. Lúc ấy, Kevorkian thua và phải ngồi tù tám năm, nhưng ông vẫn không ngừng đấu tranh. Từ đó, bốn bang tại Mỹ đã hợp pháp hóa quyền an tử (đầu tiên là Oregon), có tên gọi chính thức là Death With Dignity Act. Để được hưởng quyền an tử, bệnh nhân phải sống qua sáu tháng chẩn đoán có ủ bệnh. Sau đó, bệnh nhân viết một yêu cầu cho bác sĩ (bác sĩ có thể từ chối thực hiện nếu xét thấy không hợp đạo lý). Phải có thêm hai nhân chứng khác ký nhận vào yêu cầu đó, một trong hai nhân chứng không liên quan gì đến bệnh nhân, không dựa trên ý chí của bệnh nhân và không phải là bác sĩ hay nhân viên y tế.

Nếu bác sĩ đầu tiên đồng ý, bệnh nhân phải nộp tiếp cho bác sĩ thứ hai. Vị bác sĩ này sẽ xem lại hồ sơ bệnh án để xác nhận chẩn đoán và đảm bảo bệnh nhân không có bệnh thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định an tử. Sau thời hạn 15 ngày, bệnh nhân phải xác nhận lại lần nữa rằng mình muốn được chết an tử. Chỉ khi đó, bác sĩ mới kê đơn thuốc an tử hợp pháp, và bệnh nhân không được lấy đơn thuốc ấy.

Trên thực tế, từ khi quyền an tử được thành luật, chỉ có khoảng 65% trong 1.327 người được kê đơn thực hiện đơn thuốc.

Vào ngày 31-12-2013, thống đốc bang California là bà Brittany Maynard (có bằng tiến sĩ giáo dục, từng dạy cho trại trẻ mồ côi) phát hiện bà có khối u ung thư não đến giai đoạn hai. Bà tiến hành phẫu thuật và bác sĩ cắt bỏ được khối u ấy. Nhưng đến tháng 4-2014, ung thư quay trở lại ở giai đoạn bốn, ít có cơ hội chữa được. Bác sĩ thông báo bà còn sống được sáu tháng. Vài tháng sau, bà rời khỏi California và đến Oregon. Tại đó, vào ngày 1-11-2014, bà đã chết an tử. Có thể đây là lý do thúc đẩy cho bang California tiến nhanh đến việc thông qua luật an tử. Khác một chút với Oregon là California yêu cầu bệnh nhân xác nhận đến ba lần thay vì hai lần.

Nhưng đối với những bác sĩ, y tá, hộ lý chuyên chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối đời, họ cho rằng cách an tử không phải là giải pháp thực sự mà bệnh nhân cần có. Trong một báo cáo năm ngoái của Viện Y dược Mỹ, bệnh nhân thường không được hưởng cách điều trị phù hợp nhất để giúp họ cảm thấy thoải mái, hoặc giảm đau trong thời gian cuối đời. Hơn nữa, các công ty bảo hiểm mong muốn bệnh nhân sống lâu hơn, muốn hướng đến những đổi mới công nghệ áp dụng vào việc chữa trị hơn. Và cách đưa thông tin rõ ràng về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân có lẽ là đơn thuốc đầu tiên mà bệnh nhân cần nhất. Kết quả có thể là bệnh nhân dùng cách an tử thực sự không giúp họ cảm thấy chết một cách thoải mái, mà lại gây tác dụng ngược.

David Magnus, nhà đạo lý sinh học ở trường Y Stanford, cho rằng nhiều bệnh nhân cảm thấy tình trạng của họ rất tệ nhưng lại không được cho biết chính xác bệnh tình như thế nào. Bệnh nhân không phân biệt được đâu là điều trị giảm đau, đâu là chữa trị. Còn đối với bác sĩ, chữa trị đơn giản là làm cho bệnh nhân hết đau, không liên quan gì đến sống hay chết. An tử là một cách chữa trị.

Năm ngoái, có một khảo sát trên tạp chí y khoa Journal of Oncology cho thấy cách điều trị bằng giao tiếp cho bệnh nhân cuối đời tốt hơn là chữa bằng hóa trị hay xạ trị. Khi bệnh nhân biết mình mắc bệnh không thể qua khỏi, họ có xu hướng đến những trung tâm chăm sóc người bệnh cuối đời nhiều hơn. Theo Magnus, vấn đề là bác sĩ rất khó thông báo tin xấu của bệnh nhân cho người thân, đồng thời các trường y không đào tạo bác sĩ chuyên chăm sóc bệnh nhân cuối đời.

Trong khi chưa giải quyết được vấn đề nhân lực, y bác sĩ chuyên chăm sóc bệnh nhân cuối đời thì có lẽ luật an tử mà California vừa thông qua sẽ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thêm một phương án nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nha Trang đón gần 500 khách quốc tế trên chuyến tàu...

0
(SGTT) - Sáng 30-11, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón đoàn tàu hỏa xuyên Việt đưa 462 du khách...

Đưa công nghệ đo sóng não EEG với người lái Audi...

0
(SGTT) - Công nghệ đo sóng não EEG (công nghệ Điện não đồ) - một bước đột phá giúp khách hàng không chỉ trải...

Điều quan trọng cần nghĩ đến nếu muốn tinh gọn bộ...

0
(SGTT) - Đảng và Chính phủ đang thúc đẩy việc sắp xếp lại bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết...

Người lao động được nghỉ 22 ngày dịp lễ, tết trong...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các phương án nghỉ lễ, tết trong năm 2025 do Bộ Lao động -...

TPHCM không lo thiếu vé tàu, xe dịp Tết Nguyên đán...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, số lượng hành khách đi lại dịp Tết 2025 sẽ tăng 20% so với năm...

Lâm Đồng khuyến cáo du khách cẩn trọng khi đặt phòng...

0
(SGTT) - Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng lưu ý, khách du lịch không nên đặt phòng qua những tài khoản không rõ ràng...

Kết nối