Thứ Hai, Tháng 7 21, 2025

Công dụng của nghệ vàng và nghệ tây có gì khác biệt?

A.I
(SGTT) - Nghệ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp và tủ thuốc, không chỉ dùng để nấu ăn mà còn có công dụng hỗ trợ kháng viêm, làm lành vết thương, hỗ trợ tiêu hóa và chăm sóc da. Trên thị trường hiện nay, nghệ thường có hai loại chính: nghệ vàng (turmeric) và nghệ tây (saffron) - tuy cùng tên gọi nhưng khác nhau hoàn toàn về nguồn gốc, tính chất và công dụng.

Phân biệt nghệ vàng và nghệ tây

Nghệ vàng là phần củ của cây họ gừng, có màu vàng cam đặc trưng. Thành phần chính là curcumin, nổi bật với khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, viêm khớp.

Nghệ tây là nhụy hoa sấy khô, có màu đỏ sẫm, mùi thơm đặc trưng, là sản phẩm cao cấp hơn so với nghệ vàng. Chứa hoạt chất crocin và safranal, nghệ tây đặc biệt thường được dùng với liều nhỏ để cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giấc ngủ, điều hòa nội tiết và làm đẹp da.

Ảnh minh hoạ

Công dụng của nghệ vàng và nghệ tây

Giảm viêm

Nghệ vàng và nghệ tây đều có đặc tính chống viêm, nhưng curcumin trong nghệ vàng đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng minh hiệu quả vượt trội, đặc biệt với các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp, viêm ruột. Trong khi đó, nghệ tây chỉ cho thấy hiệu quả chống viêm nhẹ ở mức hỗ trợ, chủ yếu trong ứng dụng ngoài da hoặc liều nhỏ trong thực phẩm chức năng.

Bảo vệ tim mạch

Nghệ vàng giúp cải thiện chức năng mạch máu, giảm cholesterol xấu và chống xơ vữa động mạch. Nghệ tây cũng hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và chống kết tập tiểu cầu nhưng tác dụng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ cụ thể.

Ảnh minh hoạ

Làm đẹp và chăm sóc da

Nghệ tây được phụ nữ Ấn Độ dùng từ lâu như bí quyết dưỡng sáng da, giảm thâm, làm dịu kích ứng. Nghệ vàng cũng được ứng dụng trong chăm sóc da nhờ đặc tính kháng khuẩn nhưng phổ biến hơn ở vai trò trị mụn hoặc hỗ trợ làm lành tổn thương.

Tiêu hóa, gan và não bộ

Curcumin có trong nghệ vàng hỗ trợ giải độc gan, kích thích tiêu hóa, thậm chí có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh. Trong khi đó, nghệ tây có tác dụng thải độc nhẹ nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về những tác động của nghệ tây đến tiêu hóa hay hệ thần kinh trung ương như nghệ vàng.

Ảnh minh hoạ

Những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng nghệ

Phần lớn các sản phẩm bổ sung từ nghệ được đánh giá là an toàn nhưng nếu lạm dụng và sử dụng quá liều có thể gây ra một số rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan và hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, người mắc bệnh túi mật, rối loạn đông máu hoặc sỏi thận, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường hoặc thuốc ức chế miễn dịch nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Theo Tistory, Kormedi

Trang Nguyen

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Butyrate: Lợi khuẩn thế hệ mới và vai trò với sức...

0
(SGTT) - Để duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngoài chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều chuyên gia khuyến...

Chụp X-quang, CT thường xuyên có gây hại cho sức khỏe?

0
(SGTT) - Cùng với bước tiến của y học hiện đại, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như X-quang và CT đóng vai...

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ sức...

0
(SGTT) - Vệ sinh răng miệng theo phương pháp truyền thống có đơn giản là đánh răng 2–3 lần mỗi ngày? Thực tế, dù...

Dung nạp protein thực vật đúng cách giúp giảm nguy cơ...

0
(SGTT) - Một nghiên cứu mới vừa công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã mang đến tin vui cho...

Đồng Nai công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng sữa...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế Đồng Nai, kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu “Thực phẩm bổ sung Sữa lúa mạch Nestlé Milo”...

ARFID: Khi việc ăn uống bình thường trở thành nỗi sợ...

0
(SGTT) - "Không, kể cả dâu tây tôi cũng không thể ăn", Mara, một người phụ nữ ngoài 30 tuổi sống tại Canada nói...

Kết nối