Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024

Phòng ngừa vi rút cúm trước nguy cơ dịch SARS có thể quay lại

(SGTTO) - Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có người Việt nào được báo cáo nhiễm cúm Vũ Hán, nhưng không vì thế mà người dân chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa.

Ngày 8-1, theo thông tin từ Bộ Y tế Hồng Kông, đã có 16 bệnh nhân biểu hiện viêm phổi lạ tại Đặc khu hành chính Hồng Kông với dấu hiệu giống dịch SARS đã khiến nhiều người Việt Nam lo lắng.

Bệnh cúm Vũ Hán xuất hiện từ những người đầu tiên buôn bán gia cầm. Ảnh tư liệu

Trung Quốc đã phát hiện nhiều ca viêm phổi lạ

Trước đó, ngày 12-12-2019, bệnh nhân đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc là tiểu thương buôn bán ở một chợ hải sản, thịt động vật như ếch, rắn, nhím, thịt gia cầm, chim và thỏ, được phát hiện bị bệnh viêm phổi nặng do cúm, biểu hiện giống SARS. Những bệnh nhân sau đó cũng có những dầu hiệu trên cũng đến từ chợ này.

Biểu hiện của bệnh giống các triệu chứng cảm cúm thông thường. Với những trường hợp nặng, có tình trạng viêm phổi, chụp x-quang phổi xuất hiện tổn thương viêm dạng vi rút lan tỏa hai phế trường.

Ngày 31-12-2019, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Vũ Hán có báo cáo đầu tiên về dịch bệnh, theo đó có 27 bệnh nhân bị cúm Vũ Hán, trong đó có bảy ca viêm phổi nặng.

Ngày 3-1-2020, số bệnh nhân tăng lên 44 người, trong đó có 11 bệnh nhân viêm phổi nặng.

Ngày 5-1-2020, tại thời điểm đúng 8 giờ sáng, thành phố Vũ Hán có tổng số 59 bệnh nhân mắc bệnh cúm, viêm phổi cấp, trong đó có bảy bệnh nhân nặng (2 bệnh nhân viêm phổi nặng trước đó đã ổn định), nhưng không trường hợp nào tử vong.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có người Việt nào được báo cáo nhiễm cúm Vũ Hán, nhưng không vì thế mà người có thể chủ quan.

Việt Nam thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh

Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đánh giá nguy cơ dịch bệnh có thể vào Việt Nam ở mức trung bình. Có bốn đường bay Việt Nam - Vũ Hán, trong đó có một đường bay quá cảnh đến Hà Nội và ba đường bay thẳng liên quan đến các thành phố gồm TPHCM (4 chuyến xuất nhập/tuần), Đà Nẵng (6-8 chuyến xuất nhập/tuần), Khánh Hòa (3-5 chuyến xuất nhập/tuần) với lượng hành khách khoảng 2.600 khách/tuần.

Chính vì thế, Bộ Y tế đã thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở y tế tại cộng đồng. Tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam nếu đến từ Vũ Hán đều được giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát sức khỏe. Những biện pháp giám sát tại cộng đồng cũng được triển khai theo đúng quy trình giám sát dịch bệnh đã được diễn tập nhiều lần.

Các biện pháp phòng ngừa cảm cúm và tránh lây nhiễm

Theo các chuyên gia truyền nhiễm và hô hấp Việt Nam, hai mùa đông và xuân là mùa của dịch cúm. Người dân cần thực hiện một số biện pháp rất đơn giản để tránh bị lây nhiễm cúm như:

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bản thân người bệnh cũng giữ khoảng cách với người khác để tránh lây cho họ. Khi mắc bệnh, hãy ở nhà thay vì đi làm hay đi học, đó là cách tốt để giảm lây truyền.

Đeo khẩu trang khi cần thiết, đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh. Chính người bệnh phải đeo khẩu trang. Khi ho và hắt hơi, nên sử dụng khăn giấy dùng một lần rồi rửa tay hoặc ít nhất là dùng mặt trong khủy tay áo che mũi và miệng.

Hãy rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi ho và hắt hơi và rửa tay trước khi ăn. Sử dụng chất sát trùng cho tay là rất tốt để ngăn ngừa cúm.

Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Vi rút cúm thường ở dịch tiết của mắt, mũi, miệng. Nếu chạm tay vào mắt, mũi, miệng sẽ dễ truyền bệnh cho người khác, ví dụ mở nắm đấm cửa.

Thực hành thói quen sống lành mạnh như vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc trường học, lớp học thật thoáng mát, sạch sẽ. Ngủ đủ, tăng cường vận động thể chất, thể dục thể thao, kiểm soát căng thẳng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bổ sung đủ vitamin.

Ăn tỏi có mùi khó chịu nhưng rất tốt để phòng ngừa vi rút cúm. Tiêm vắc xin phòng vi rút cúm theo mùa là biện pháp rất hiệu quả.

Hoàng Nhung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Số ca sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng tại TPHCM...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), từ ngày 30-9 đến ngày 6-10, thành phố ghi nhận 437 trường hợp...

Yêu cầu tạm đóng cửa vườn thú, khu du lịch sau...

0
Liên quan đến vụ hổ, báo, sư tử chết do nhiễm virus cúm A/H5N1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề...

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang tăng nhanh ở TPHCM

0
(SGTT) – Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, trong thời gian gần đây, nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm...

Số ca mắc sởi tăng nhanh: những ai cần nhanh chóng...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ, hiện TPHCM đang tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi nên trong kỳ nghỉ lễ 2-9,...

Hàng trăm ca mắc sởi được điều trị tại TPHCM

0
(SGTT) - Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), từ đầu mùa dịch đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và...

Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi: vũ khí chống dịch sởi hiệu...

0
(SGTT) - Do TPHCM có đặc điểm biến động dân cư lớn, nhiều trẻ em từ các địa phương khác chuyển đến mà chưa...

Kết nối