Thứ Hai, Tháng 7 28, 2025

Mỹ dự kiến chấm dứt trợ cấp xe điện: Ngành pin Hàn Quốc tìm hướng ứng phó

A.I
(SGTT) - Chương trình trợ cấp tối đa 7.500 đô la cho người tiêu dùng Mỹ khi mua xe điện dự kiến kết thúc vào cuối năm 2032, nay có thể chấm dứt sớm hơn vào cuối năm 2025. Thay đổi này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến các nhà sản xuất pin Hàn Quốc, vốn đang hưởng lợi từ thị trường xe điện Mỹ.

Ngành công nghiệp pin Hàn Quốc đang đối mặt với thách thức lớn sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế quy mô lớn, trong đó có nội dung rút ngắn thời hạn chấm dứt chính sách trợ cấp xe điện (từ cuối năm 2032 xuống cuối năm 2025) trị giá tối đa 7.500 đô la cho người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều chuyên gia lo ngại thị trường xe điện Hàn Quốc tại Mỹ sẽ bước vào giai đoạn “chững lại” kéo dài, khoản trợ cấp bị cắt giảm khiến chi phí sở hữu xe điện sẽ tăng lên đáng kể, buộc các doanh nghiệp sản xuất pin Hàn Quốc phải gấp rút tái cơ cấu chiến lược để duy trì vị thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Trong bối cảnh đó, giới phân tích nhận định rằng tuy đây là một quyết định khó khăn với Hàn Quốc nhưng tình hình chưa đến mức tồi tệ nhất. Bởi lợi nhuận chủ lực của ba tập đoàn pin lớn nhất Hàn Quốc là LG Energy Solution, Samsung SDI và SK On hiện không phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách trợ giá cho người tiêu dùng, mà gắn liền với các ưu đãi thuế sản xuất trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), cụ thể là chương trình khấu trừ thuế sản xuất tiên tiến (AMPC).

Thị trường xe điện Hàn Quốc tại Mỹ có thể bước vào giai đoạn đầy thách thức

Trước đó từng xuất hiện lo ngại rằng ưu đãi AMPC sẽ kết thúc sớm vào năm 2028 nhưng theo dự luật vừa được Hạ viện thông qua, thời hạn này chỉ bị rút ngắn một năm từ cuối 2032 xuống cuối năm 2031. Nếu cắt giảm từ năm 2028 như dự đoán ban đầu, ngành pin Hàn Quốc có thể thiệt hại hàng chục nghìn tỉ won.

Một thay đổi quan trọng khác là việc Mỹ mở rộng phạm vi áp dụng điều khoản “thực thể nước ngoài đáng lo ngại” (FEOC). Theo quy định mới, các doanh nghiệp sử dụng linh kiện hoặc khoáng sản từ Trung Quốc để sản xuất pin sẽ không được nhận ưu đãi AMPC. Điều này đặt ra bài toán khó cho các nhà sản xuất khi Trung Quốc hiện chiếm tới 90% thị phần toàn cầu về cực âm và màng ngăn – hai trong số bốn vật liệu cốt lõi để sản xuất pin lithium.

Các doanh nghiệp sử dụng linh kiện hoặc khoáng sản từ Trung Quốc để sản xuất pin sẽ không được nhận ưu đãi AMPC.

“Việc cắt trợ cấp 7.500 đô la Mỹ không quá bất ngờ khi ông Trump tái tranh cử, Hàn Quốc hiện đang gấp rút đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, với nguyên liệu đặc thù như graphite, việc 'thoát Trung' gần như là bất khả thi”, một đại diện trong ngành chia sẻ.

Mặc dù dự luật vẫn đang chờ Thượng viện Mỹ xem xét, phần lớn giới quan sát cho rằng nội dung chính khó thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp pin Hàn Quốc buộc phải thay đổi chiến lược để thích nghi với cục diện mới.

Theo News Nate, Safetimes, Joongang

Trang Nguyen

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chạy xe máy điện cần có giấy phép lái xe loại...

0
(SGTT) - Việc sử dụng xe máy điện ngày càng phổ biến tại các đô thị lớn, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy...

Cuộc chạy đua thương mại hóa pin thể rắn của ngành...

0
(SGTT) - Một loạt các thông báo gần đây của các hãng xe và nhà sản xuất pin báo hiệu, pin thể rắn có...

Bài toán tài chính khi chuyển đổi xe xăng sang điện

0
(KTSG Online) - TPHCM sẽ cần hơn 30.000 tỉ đồng để phát triển hệ sinh thái xe điện hai bánh trong giai đoạn 2025–2029....

Đề xuất 22 loại thu nhập được miễn thuế thu nhập...

0
(SGTT) - Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế đối với 22 loại...

Tài xế xe công nghệ băn khoăn trước lộ trình chuyển...

0
(SGTT) - TPHCM đặt mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy chạy xăng sang xe máy điện, tập trung vào nhóm tài xế xe...

Tỷ giá sẽ đi về đâu sau tín hiệu thuế từ...

0
(SGTT) - Sau tín hiệu Mỹ sắp áp thuế mới, tỷ giá đô la Mỹ và tiền đồng đã vượt 26.200 đồng/đô la vào...

Kết nối