Chủ Nhật, Tháng Một 26, 2025

Số cơ sở bị phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm tăng gần 3 lần trong năm 2024

(SGTT) - Trong năm 2024, số cơ sở bị phạt tiền do vi phạm về an toàn thực phẩm tăng 2,9 lần so với năm 2023. Đại diện Bộ Y tế đề xuất nâng mức phạt với vi phạm về an toàn thực phẩm để tăng tính răn đe.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh an toàn thực phẩm. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo về tổng kết công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 do Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chủ trì vào ngày 9-1, báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, năm 2024, ngành y tế đã kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,22% so với số cơ sở được kiểm tra, baochinhphu.vn đưa tin.

Số cơ sở bị phạt tiền tăng 2,9 lần so với năm 2023, số tiền phạt tăng 1,69 lần. Các lực lượng công an đã khởi tố 62 vụ (tăng gần 88%) với 97 bị can (tăng hơn 185%).

Theo Bộ Y tế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai từ Trung ương đến địa phương nên đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu thực tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử, hình thức kinh doanh trực tuyến, đặc điểm của loại hình kinh doanh này là không có địa điểm kinh doanh cố định, tính ẩn danh, danh không thực. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, tuyên truyền là giải pháp căn cơ, nhất là trong việc thay đổi nhận thức của người dân; đồng thời cần nâng mức phạt hơn để tăng tính răn đe.

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, dù có nhiều cố gắng trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn còn một số hạn chế. Số lượng các vụ vi phạm an toàn thực phẩm gia tăng. Số người mắc còn lớn. Một số việc đã có trong kế hoạch nhưng thực hiện còn chậm.

Về phương hướng nhiệm vụ năm 2025, Phó Thủ tướng nhấn mạnh các đơn vị cần tập trung hơn cho công tác phòng ngừa; tăng cường kiểm tra, giám sát và khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm. Công tác tuyên truyền phải toàn diện hơn, đặc biệt là việc chế tài và xử phạt có tính răn đe.

Ngoài ra, các đơn vị cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm; tăng cường truyền thông về bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung vào các giải pháp phòng ngừa và các chế tài xử phạt, thanh tra, kiểm tra.

Hoài Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vi phạm về giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực...

0
(SGTT) - Mức phạt hành chính cao nhất nếu vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh...

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo về thực phẩm hỗ...

0
Trước việc thực phẩm được một số hội nhóm từ thiện và cá nhân quyên góp gửi về các vùng lũ lụt, Cục An...

Sở An toàn thực phẩm TPHCM cảnh báo nguy cơ ngộ...

0
Mới đây, Sở An toàn thực phẩm TPHCM ban hành văn bản cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ so biển,...

Kiểm soát các loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn...

0
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh Trung...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Singapore thu hồi ba loại thực phẩm có xuất xứ từ...

0
Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn...

Kết nối