Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Nhóm ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng bị khiếu nại nhiều nhất

(SGTTO)- Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, trong tháng 9-2019, nhóm hàng hóa, dịch vụ có tỷ lệ khiếu nại nhiều nhất vẫn là tài chính, bảo hiểm, ngân hàng với tỷ lệ chiếm 35%, tiếp đến lần lượt là điện thoại, viễn thông 25% và đồ điện tử gia dụng 19%.

Đây là con số thống kê trong tháng 9 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương về việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong cả nước.

Việc mua hàng qua mạng nhiều khi không như mong muốn, hàng hóa không đúng yêu cầu nên mua trực tiếp vẫn là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Vũ Yến

Trong tháng 9 năm 2019, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã tiếp nhận 654 cuộc gọi đến, trong đó, có 439 cuộc gọi được ghi nhận dưới dạng phản ánh, đề nghị của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Cục đã tiếp nhận 57 khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng.

Cũng theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2019 nội dung khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm nội dung chính:

- 32% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc thông tin liên hệ của mình bị đơn vị thu hồi nợ tự động sử dụng để gọi điện, nhắn tin với mục đích quấy rối, đe dọa thu nợ, ngay cả trong trường hợp người tiêu dùng không có khoản vay tại đơn vị liên quan. Nhiều trường hợp người tiêu dùng đã liên hệ đề nghị đơn vị liên quan xác minh và chấm dứt việc thu nợ nhầm nhưng không được giải quyết triệt để.

- 19% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các điều kiện giao dịch, ví dụ như chính sách đổi trả hàng hóa, về mức lãi suất, về thủ tục thanh lý hợp đồng trước hạn trong hợp đồng vay… Nhiều người tiêu dùng do không để ý đến nội dung hợp đồng, chỉ nghe theo nội dung tư vấn của nhân viên nên đã ký hợp đồng. Đối với các trường hợp tranh chấp như vậy, khi giải quyết, việc căn cứ theo nội dung hợp đồng đã ký kết thường mang lại bất lợi cho người tiêu dùng.

- 17% đơn khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng phản ánh về việc đặt mua hàng qua trang website thương mại điện tử nhưng hàng giao đến có chất lượng kém, không giống với quảng cáo.

Trước đó, Cục cũng có số liệu thống kê cho biết, 8 tháng của năm 2019 ngành hàng bị khiếu nại nhiều nhất là tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông và nhóm đồ điện tử gia dụng.

Vũ Yến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bổ sung 150 tỉ đồng cho dự án Vành đai 3...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, dự án thành phần 7 đường Vành đai 3 TPHCM (đoạn qua tỉnh...

Việt Nam từ trên cao: Ngắm ‘sống lưng khủng long’ vươn...

0
(SGTT) – Tọa lạc tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hòn Mỹ Giang sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Với...

Cơm trưa văn phòng chọn tôm rim thịt ba rọi thơm...

0
(SGTT) – Kết hợp thịt tôm thanh ngọt và ba rọi heo thơm béo, đầu bếp chế biến thành món tôm rim ba rọi...

Hộ kinh doanh có doanh số 200 triệu đồng/năm phải nộp...

0
(SGTT) - Chiều 26-11, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) với 407/451 đại biểu tán thành. Luật mới...

Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán 9...

0
(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, từ 26 tháng Chạp đến hết mùng...

Xe Omoda C5 của Trung Quốc có giá từ 589 triệu...

0
(SGTT) - Omoda C5 - crossover cỡ B của Trung Quốc chính thức bán ra 2 phiên bản ở Việt Nam vào ngày 26-11,...

Kết nối