Chủ Nhật, Tháng 7 20, 2025

Phòng chống viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang trong mùa mưa

Mùa mưa là môi trường thuận lợi để kiến ba khoang sinh sản và phát triển mạnh. Thời gian gần đây, mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 50-70 trường hợp khám bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang gây ra. Để tránh tổn thương da do loài kiến này gây ra, người dân nên tìm hiểu và thực hiện các biện pháp phòng chống trong quá trình sinh hoạt thường nhật. 

Kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn, xâm nhập vào nhà sau đó đậu vào quần áo, giường chiếu, chăn màn. Trong quá trình sinh hoạt, người dân vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến ba khoang nhả ra gây nên viêm, loét da.

Bản chất kiến ba khoang là con vật hiền lành nên chúng không cắn hoặc đốt chích người, tuy nhiên do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến có chứa chất pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.

Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể chúng bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm như: vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân… thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát.

Một vài trường hợp khi bị dính pederin sẽ gây viêm da, và nếu không chăm sóc tốt vết thương thì có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh zona (giời leo). Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phồng rộp trên da cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhân viên y tế chẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

Các tình huống mà con người có thể tiếp xúc với chất pederin: cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể gây phóng thích chất độc lên da người. 

Nếu phát hiện trong nhà có kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với chúng, người dân cần chú ý những điều sau:

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Từ 1-7-2025, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm không cần...

0
Từ ngày 1-7-2025, người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT, trong đó, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm...

Chụp X-quang, CT thường xuyên có gây hại cho sức khỏe?

0
(SGTT) - Cùng với bước tiến của y học hiện đại, các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như X-quang và CT đóng vai...

Bộ Y tế đề xuất thành lập quỹ phòng bệnh

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang lấy ý kiến cho dự thảo luật Phòng bệnh. Trong đó, cơ quan này đề xuất thành lập...

Phát triển y tế tư nhân: cần bình đẳng tiếp cận...

0
(SGTT) - Để y tế tư nhân phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh hợp tác công - tư...

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi

0
(SGTT) - Bộ Y tế cho biết, đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do Tập đoàn FPT tài trợ. Bộ sẽ...

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp giấy đăng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có các quyết định về cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố...

Kết nối