Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Tìm về trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương ở Vũng Tàu

Du lịchHành trình - Điểm đếnTìm về trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương ở Vũng...

(SGTT) - Với hơn 100 năm tồn tại, trận địa pháo núi Lớn ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương. Nơi đây ghi đậm dấu ấn lịch sử và sự lao động khổ sai của các tù nhân, dân phu thời thuộc địa Pháp.  

Tại thành phố Vũng Tàu, hiện vẫn còn 3 trận địa pháo do người Pháp xây dựng, gồm núi Lớn, núi Nhỏ và cầu Đá. Trong đó, trận địa pháo núi Lớn có quy mô lớn nhất, kiên cố nhất và có hỏa lực mạnh nhất. Ảnh: Ngọc Khuyến
Trận địa pháo núi Lớn được xây từ cuối thế kỷ thứ 19 và hoàn thành năm 1905. Việc xây dựng, vận chuyển, lắp dựng công trình quân sự này được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức thủ công. Ảnh: Ngọc Khuyến
Mỗi khẩu pháo được làm bằng thép, có ba phần: Nòng pháo, giá đỡ và mâm xoay. Nòng pháo dài hơn 4m, giá đỡ cho phép nâng cao hoặc hạ thấp tầm bắn. Mâm xoay cho phép pháo xoay các hướng, phần đế được liên kết cố định với nền bê tông. Cỡ nòng các khẩu pháo là 240mm. Ảnh: Ngọc Khuyến
Trận địa pháo núi Lớn đã tồn tại hơn 100 năm và được xem là trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: Ngọc Khuyến
Trận địa pháo được xây dựng nhằm bảo vệ, phòng thủ và giữ an toàn cho trung tâm nghỉ dưỡng của thực dân Pháp tại Vũng Tàu. Ảnh: Ngọc Khuyến
Phía sau mỗi bệ pháo là hầm chứa đạn và hầm pháo thủ, liên kết với nhau bằng một hệ thống giao thông hào. Vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông và đá khối. Ảnh: Ngọc Khuyến
Cửa hầm chứa đạn. Ảnh: Ngọc Khuyến
Trận địa pháo được xây dựng hướng ra biển. Ảnh: Ngọc Khuyến
Hơn một thế kỷ, trận địa pháo vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Ảnh: Ngọc Khuyến
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại trận địa pháo núi Lớn. Ảnh: Ngọc Khuyến
Cách trận địa pháo khoảng 200m về phía Tây la kho đạn pháo, hay hầm thủy lôi. Cùng với trận địa pháo núi Lớn, hầm thủy lôi đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992. Ảnh: Ngọc Khuyến
Hầm thủy lôi được xây dựng vào năm 1944, sau 4 tháng thì hoàn tất. Hầm được xây dựng dưới một thung lũng núi kín đáo, xây theo hình vòm, bên trong hầm là vách bê tông cốt thép dày 1m, cao 2,7m. Mặt trước cửa hầm xây đá cao 7m, dài 20m. Các hầm được bố trí thông nhau theo hình chữ U. Ảnh: Ngọc Khuyến
Đường vào hầm thủy lôi. Ảnh: Ngọc Khuyến
Đây là 2 đường hầm được đào xuyên vào lòng núi, mỗi hầm có diện tích hơn 100m². Ảnh: Ngọc Khuyến
Vị trí trận địa pháo ở núi Lớn trên bản đồ. Ảnh: Google Maps
Ngọc Khuyến

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục