Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ các loại vắc-xin để tiêm cho trẻ em.
Ngày 19-4 vừa qua, Sở Y tế TPHCM đã tiếp nhận 13.000 liều vắc-xin 5 trong 1 từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Ảnh minh họa: Minh Thảo

Trước đó, ngày 19-4, Sở Y tế TPHCM đã tiếp nhận 13.000 liều vắc-xin 5 trong 1 từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Số vắc-xin này được phân bổ về 22 trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức để triển khai tiêm chủng cho trẻ em, theo TTXVN.

Sau dịch Covid-19, TPHCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước bị gián đoạn cung ứng vắc-xin . Từ tháng 5-2022, vắc-xin phòng bệnh sởi, bạch hầu, ho gà không được cung ứng. Từ tháng 10, tháng 11-2022, vắc-xin phòng bệnh lao, rubella, bại liệt, viêm não Nhật Bản và vắc-xin 5 trong 1 (SII) cũng bị đứt nguồn cung ứng. Điều này khiến tỷ lệ tiêm chủng bị ảnh hưởng.

Sở Y tế TPHCM đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai tiêm bù các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ trên địa bàn nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch, chủ động phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm. Đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin ở trẻ dưới 1 tuổi (cho trẻ sinh năm 2022 và 2021) trên địa bàn thành phố đạt ≥95%.

Liên quan đến lĩnh vực y tế, TTXVN cho biết, UBND TPHCM vừa có văn bản về việc tăng khả năng quản lý, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn năm 2024, nhằm hạn chế tình trạng vượt quá dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo đó, Bảo hiểm xã hội thành phố đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao năm 2024. Cơ quan này chủ động rà soát, phân tích dữ liệu chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thông báo cho các cơ sở y tế có các chỉ số tăng cao so với các cơ sở cùng hạng, cùng tuyến… Sau đó, các cơ sở chủ động quản lý lại nguồn kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội thành phố ngưng hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các cơ sở y tế có hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự đối với các cơ sở khám, chữa bệnh này. Ngoài ra, các cơ sở y tế thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị, tránh để xảy ra tình trạng người bệnh phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi chi trả của quỹ.

Năm 2023, số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 187 cơ sở là 20,59 triệu lượt, tăng 18,76% so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hơn 22.700 tỉ đồng, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiêm chủng chưa đủ, số ca mắc sởi tại TPHCM vẫn...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, mặc dù chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng việc bỏ...

Nghiên cứu đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào chương trình tiêm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đánh giá hiệu quả của vắc-xin phòng...

Số ca mắc bệnh sởi tăng cao, Bộ Y tế khuyến...

0
(SGTT) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, số ca phát ban nghi sởi từ đầu năm đến nay đã tăng 2,7 lần...

Bổ sung quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động...

0
(SGTT) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 104 quy định...

Bỏ lỡ lịch tiêm chủng, trẻ em có nguy cơ mắc...

0
Thời gian vừa qua, việc thiếu hụt vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại một số địa phương đã khiến nhiều phụ...

Phát hiện mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, xử lý...

0
(SGTT) - Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay là nhóm đối tượng này có nên tiêm vắc-xin phòng ngừa...

Kết nối