Ngắm hoa gạo nở bên cảnh chùa thanh tịnh ở Thái Bình 16/03/2024 Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn Thăm Tam Cốc mùa hoa súng nở Độc đáo những cọn nước ở miền núi Nghệ An Dã quỳ ‘nhuộm vàng’ núi đồi ngoại thành Đà Lạt Thăm ‘cao nguyên trắng’ Bắc Hà mùa tam giác mạch Về Thái Bình thăm nhà thờ Bác Trạch Vườn hoa cúc cánh bướm khoe sắc dưới chân cầu Long Biên Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở Châu Phong Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin (SGTT) - Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc chùa Linh Sơn (huyện Đông Hưng, Thái Bình) tạo nên khung cảnh miền quê thanh bình, mộc mạc. Ghé thăm chùa Keo, ngôi cổ tự gần 400 năm ở Thái Bình Bức tranh yên ả nơi làng quê An Cố, Thái Bình Anh Nguyễn Trọng Cung, một bác sĩ y học cổ truyền, có niềm đam mê nhiếp ảnh đang sống ở Thái Bình, mới đây đã có chuyến ghé thăm và chụp ảnh cây hoa gạo vào mùa trổ bông tại chùa Linh Sơn (xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình). Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc sân, trong khung cảnh chùa chiền và đồng ruộng. Anh Cung cảm nhận được sự thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa Phật. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Theo chia sẻ của anh Cung, năm nay hoa nở không đẹp bằng năm ngoái. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Hoa gạo thường nở vào trung tuần tháng Ba và kéo dài trong khoảng hai tuần. Theo anh Cung, bên cạnh chùa Linh Sơn, điểm chụp hoa gạo đẹp nhất Thái Bình hiện tại là ở đình Ngái, thuộc xã Quang Bình, huyện Kiến Xương. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung “Chụp ảnh hoa gạo nên chọn ngày nắng, thời điểm hoa nở rộ, còn không thì nên chọn ngày có hơi chút sương mù, khi đó sẽ hợp với quang cảnh chùa chiền mờ ảo”, anh Cung chia sẻ về kinh nghiệm chụp hoa gạo. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Anh Cung cho hay nét đặc trưng của Thái Bình là văn hóa lúa nước. Ngoài những cây gạo đã đề cập, Thái Bình còn nổi tiếng với chùa Keo và biển vô cực Thái Thụy (vào tháng Tư hàng năm). Ghé Thái Bình, du khách có thể thưởng thức đặc sản canh cá Quỳnh Côi và bánh cáy Làng Nguyễn (huyện Đông Hưng). Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Anh Cung cho hay hoa gạo còn có tác dụng chữa loét dạ dày, tá tràng… Thân cây gạo được dùng làm thuốc chữa vết thương sưng viêm, thuốc bó xương, giúp xương mau lành. Tầm gửi trên cây gạo có thường dùng cho các bài thuốc chữa phong thấp, điều hòa huyết áp, thanh nhiệt. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung Minh Đức Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin Tagsdu lịch mùa hoadu lịch văn hóa Bài trướcĐảo Jeju xem xét áp dụng thuế du lịchBài tiếp theoNông sản mới từ ca cao và mật hoa dừa vùng miền Tây sông nước BÌNH LUẬN Hủy trả lời Bình luận: Vui lòng nhập bình luận của bạn Tên:* Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Email:* Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác! Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây Website: Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét. eight × = forty eight Nhiều người quan tâm Hành trình - Điểm đến Ghé thăm Grindelwald ngày cuối Thu Tin tức Bức tranh du lịch Việt Nam 10 tháng năm 2024 Trải nghiệm - Sản phẩm Hãng Chery của Trung Quốc sẽ gia nhập thị trường ô tô Việt vào cuối tháng 11 Mách nhỏ Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2 tương đương Công nghệ Hướng dẫn đăng ký chữ ký số trên ứng dụng VNeID Cùng chủ đề Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn Hoài Phong - 07/11/2024 Thăm Tam Cốc mùa hoa súng nở Hoài Phong - 05/11/2024 Độc đáo những cọn nước ở miền núi Nghệ An Hoài Phong - 04/11/2024 Dã quỳ ‘nhuộm vàng’ núi đồi ngoại thành Đà Lạt Hoài Phong - 03/11/2024 Thăm ‘cao nguyên trắng’ Bắc Hà mùa tam giác mạch Hoài Phong - 03/11/2024 Về Thái Bình thăm nhà thờ Bác Trạch Hoài Phong - 01/11/2024