Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Nâng cao vai trò của người thu gom ve chai trong nỗ lực giảm chất thải rắn

(SGTT) - Sáng 8-3, tại thành phố Hội An, đã diễn ra cuộc họp tham vấn về sự đóng góp của lực lượng lao động phi chính thức, bao gồm lực lượng thu mua, lượm nhặt ve chai, trong nỗ lực giảm thiểu chất thải rắn được diễn ra tại Hội An.
Ảnh: Minh Hải

Sự kiện do chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam - nhóm kỹ thuật Bình đẳng giới và bao trùm xã hội của Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN (thông qua Chương trình đối tác chiến lược IUCN-PRO Việt Nam) tổ chức.

Theo The Circulate Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận vận động giải quyết vấn đề ô nhiễm rác nhựa đại dương ở Nam  Á và Đông Nam Á, năm 2023 trên toàn cầu khoảng 60% lượng rác thải nhựa được thu gom và tái chế nhờ vào 20 triệu lao động phi chính thức, đa số là những nhóm dễ tổn thương nhất và bị bỏ ngoài lề của xã hội.

Tại Việt Nam, khu vực lao động phi chính thức có đến 90% thành phần là nữ giới, giúp thu gom hơn 30% các loại rác nhựa có thể tái chế, giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các đơn vị thu gom chính thức và xa hơn là tiềm năng giảm thiểu chi ngân sách công cho việc thu gom, xử lý chất thải.

Tại Việt Nam, khu vực lao động phi chính thức, có đến 90% thành phần là nữ giới, giúp thu gom hơn 30% các loại rác nhựa có thể tái chế. Ảnh: Bùi Nhi

Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, khuyến nghị “Ngoài các lao động thu gom chất thải phi chính thức, khối này còn bao gồm một số lực lượng khác trong chuỗi giá trị nhựa như vựa thu mua, cửa hàng phế liệu, người phân loại rác, thậm chí cả các hợp tác xã bán chính thức tại một số tỉnh thành. Vì vậy, tiếng nói của họ cần được lắng nghe và công nhận”.

Trong khi đó, trưởng đại diện quốc gia của IUCN ở Việt Nam, ông Jake Brunner cho rằng nhóm lao động nhặt rác, chủ yếu là phụ nữ, vốn đang làm một công việc rất quan trọng là thu gom, vận chuyển và tiền xử lý các loại rác thải.

Vì vậy, theo ông Jake Brunner, nhóm này đóng vai trò chính yếu trong nền kinh tế tuần hoàn, và thách thức ở đây là cải thiện điều kiện việc làm và gắn kết họ với hệ thống quản lý chất thải rắn chính thức. “Điều này đòi hỏi cần phải thực hiện hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn, mở rộng quy mô đầu tư công vào thu gom, xử lý chất thải và thực thi các quy định về chống xả rác", ông Jake Brunner nói.

Trước phiên họp, các đại biểu và Nhóm kỹ thuật thăm quan một số mô hình thử nghiệm như “Ngôi nhà Xanh” hay “Cửa tiệm Hạnh phúc” được thiết kế và phát triển bởi những nhóm thu gom phế liệu ở thành phố Hội An.

Việc hiểu rõ hoàn cảnh địa phương và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo là phương thức tiếp cận để các thành viên nhóm xã hội NPAP có thể trao đổi, thông qua kế hoạch làm việc năm 2024, cũng như triển khai hoạt động thực tiễn tại các địa phương của Việt Nam.

Minh Hải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân...

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Liên Hiệp Quốc thông báo hơn 50 chính phủ đã ký tuyên bố chung thúc đẩy du lịch bền vững...

Rừng đang ‘chảy máu’

0
(SGTT) - Những năm qua, rất nhiều cây gỗ quý, cây lâu năm ở Việt Nam đã bị đốn hạ để phục vụ nhu...

Quảng Nam có ‘làng du lịch tốt nhất thế giới’

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được vinh danh là một trong 55 làng du...

Bảo tồn đa dạng sinh học từ góc nhìn đề án...

0
(SGTT) - Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung....

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Kết nối