Thứ hai, Tháng hai 17, 2025

Đề nghị Mỹ sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam

(SGTT) - Trao đổi với các học giả tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ (CFFR), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị phía Mỹ cần sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam; tháo gỡ việc xếp hạng Việt Nam trong nhóm nước hạn chế hỗ trợ hợp tác về chip, chất bán dẫn; hỗ trợ việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Khi tham dự buổi thảo luận chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đề nghị phía Mỹ cần sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Ảnh minh họa: TL

Thông tin từ TTXVN, trong chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ diễn ra ngày 15-11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự buổi thảo luận chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR).

Trao đổi với các học giả, ông Võ Văn Thưởng thông tin, Việt Nam tập trung cho phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cứu trợ nhân đạo quốc tế…

Nói về thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam – Mỹ trong phát triển sản xuất chất bán dẫn, ông đề nghị phía Mỹ cần sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam; tháo gỡ việc xếp hạng Việt Nam trong nhóm nước hạn chế hỗ trợ hợp tác về chip, chất bán dẫn; hỗ trợ việc đào tạo nhân lực chất lượng cao liên quan đến lĩnh vực này.

Thông tin tại đây, Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần có sự ủng hộ, đặc biệt là việc hỗ trợ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, khẳng định việc luôn chào đón các doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt đầu tư tại quê nhà, Chủ tịch nước mong muốn người Việt tại Mỹ thường xuyên về Việt Nam, chia sẻ nhiều hơn về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Hiện nay, Việt Nam đang là nền kinh tế lớn thứ 11 ở châu Á, một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có thương mại quốc tế lớn, thuộc nhóm 3 nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ASEAN trong gần 10 năm qua. Đồng thời, là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM cần huy động 620.000 tỉ đồng cho mục tiêu tăng...

0
(SGTT) - Theo Chủ tịch UBND TPHCM, việc huy động vốn đầu tư xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát...

Bức tranh kinh tế TPHCM năm 2024

0
(SGTT) - Sáng ngày 26-12, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Tăng trưởng GRDP của TPHCM năm 2024 đạt gần 7,2%

0
(SGTT) - Kinh tế TPHCM năm 2024 tiếp tục phục hồi, tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17%...

Bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam trong 11...

0
(SGTT) - Sáng 6-12, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trong nước 11 tháng...

TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2025

0
(SGTT) -  Sau 1 ngày làm việc, chiều 4-12, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 34, khóa 11 đã...

Chỉ số sản xuất công nghiệp của TPHCM tăng 9,7%

0
(SGTT) - Hoạt động sản xuất công nghiệp tại TPHCM tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)...

Kết nối