Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Điểm qua một số lễ hội du lịch trong tháng 9 đến tháng 11

(SGTT) - Bước vào mùa du lịch Thu, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức các sự kiện, lễ hội nhằm thu hút du khách. Tiêu biểu là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ở Hài Phòng, lễ hội du lịch thác Bản Giốc hay Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya tại Gia Lai.

Hải Phòng: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Thời gian: 15 đến 23-9

Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa/Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Theo Vietnamplus, lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn được tổ chức từ ngày 15 đến 23-9 với 16 “ông trâu” đến từ 6 phường của quận Đồ Sơn. Phần hội chọi trâu sẽ diễn ra từ 7:20, ngày 23-9 tại Sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn có nguồn gốc từ lâu đời, bắt nguồn từ phong tục, tập quán và không gian văn hóa địa phương. Lễ hội đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2012.

Cao Bằng: Lễ hội du lịch thác Bản Giốc

Thời gian: 5 đến 8-10

Cánh đồng lúa dưới chân thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn

Từ ngày 5 đến 8-10, UBND tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023 với chủ đề “Về miền Non nước”, theo Cổng TTĐT tỉnh Cao Bằng.

Lễ hội gồm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như chương trình nghệ thuật đêm khai mạc; Lễ rước nước cầu Quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa; trưng bày gian hàng giới thiệu sản vật, ẩm thực của các các doanh nghiệp trong tỉnh Cao Bằng cùng huyện Đại Tân, Thành phố Tịnh Tây (Quảng Tây - Trung Quốc) và các xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh.

Thác Bản Giốc là điểm đến hút khách tại Cao Bằng. Ảnh: Tỉnh ủy Cao Bằng

Bên cạnh đó, còn các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: Tung còn, đẩy gậy, lày cỏ, bịt mắt bắt vịt, chèo xuồng kayak, thi bóc hạt dẻ...; chương trình "Hát then - Đàn tính với sự tham gia 1.000 người" và tuần lễ "Trải nghiệm vườn dẻ" Trùng Khánh…

Hà Nội: Lễ hội Quà tặng Du lịch

Thời gian: 6 đến 8-10

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 6 đến 8-10 tại Không gian đi bộ - văn hóa đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Theo UBND thành phố Hà Nội, lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 6 đến 8-10 tại Không gian đi bộ - văn hóa đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Tại lễ hội dự kiến sẽ có 70 - 80 gian hàng tiêu chuẩn, trong đó có 8 không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm quà tặng cao cấp, độc đáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh làm quà tặng du lịch.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch sẽ giới thiệu các sản phẩm quà tặng voucher du lịch với giá khuyến mãi; trưng bày các hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn; hoạt động của các hãng hàng không; khu trải nghiệm, khu ẩm thực, chương trình biểu diễn nghệ thuật... Đến với lễ hội, du khách còn được tham gia không gian trải nghiệm làng nghề, làm chuồn chuồn tre, trải nghiệm làm quà tặng màu sắc, cắm hoa nghệ thuật…

Gia Lai: Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya

Thời gian: 8 đến 23-11

Vẻ đẹp núi lửa Chư Đang Ya nhìn từ trên cao. Ảnh: Tấn Kần

Theo báo Gia Lai Online, từ ngày 8 đến 23-11, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2023. Trong đó, hoạt động trọng điểm trong 3 ngày, từ 10 đến 12-11, tại nhà rông văn hóa làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya.

Đến đây, du khách có cơ hội hòa mình với sắc màu rực rỡ của hoa dã quỳ, chinh phục núi lửa Chư Đang Ya và được trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm cũng như tham gia các trò chơi dân gian. Đặc biệt, du khách sẽ được xem các nghệ nhân phục dựng nghi lễ cúng mừng lúa mới. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Jrai.

Hậu Giang: Festival Áo bà ba

Thời gian: 29-9 đến 1-10

Điểm nhấn Festival là chương trình trình diễn nghệ thuật về áo bà ba, triển lãm ảnh áo bà ba từ xưa đến nay, ẩm thực truyền thống Nam Bộ cùng các buổi biểu diễn Đờn ca tài tử. Ảnh: Báo Hậu Giang

Theo ghi nhận của nhóm báo KTSG, Festival Áo bà ba sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 29-9 đến 1-10-2023, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập tỉnh Hậu Giang (2004-2024). Festival diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như biểu diễn nghệ thuật, thời trang, ca nhạc, ẩm thực, triển lãm ảnh, thi vẽ tranh, diễu hành… mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, hơi thở văn hóa Nam bộ.

Theo đó, điểm nhấn là chương trình trình diễn nghệ thuật về áo Bà Ba, triển lãm ảnh áo Bà Ba từ xưa đến nay và ẩm thực truyền thống Nam bộ cùng các buổi biểu diễn Đờn ca tài tử. Sân khấu biểu diễn được thiết kế ngoài trời, nằm trong khu văn hóa Hồ Sen để vừa là khu biểu diễn nghệ thuật, vừa là khu ẩm thực và là nơi diễn ra những trò chơi dân gian.

Đăng Huy tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ý nghĩa phong tục thả đèn nước Lôi Protip của đồng...

0
(SGTT) - Lễ hội Lôi Protip hay lễ hội thả đèn nước là một nghi lễ của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, thường...

Đà Nẵng tổ chức loạt sự kiện chào Giáng sinh và...

0
(SGTT) - Từ ngày 14-12-2024 đến 2-1-2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang...

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ – Kinh tế xanh...

0
Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra tại làng nghề gạch gốm, kênh...

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’ diễn ra vào cuối...

0
(SGTT) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa công bố chương trình Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy...

TP Cao Hùng, Đài Loan quảng bá du lịch tại TPHCM

0
(SGTT) - Ngày 29-10, Cục Du lịch TP Cao Hùng, Đài Loan cùng đại diện các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch...

TPHCM tổ chức Lễ hội đua ghe ngo lần thứ 2...

0
(SGTT) -  Theo UBND quận 3, quận này sẽ tổ chức Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng lần thứ 2 năm...

Kết nối