Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật lớn nhất tại Việt Nam

Báo cáo của các bệnh viện cho thấy 65-75% người bệnh nội trú mắc các bệnh không lây nhiễm, theo cổng thông tin Bộ Y tế. Các bệnh viện, khoa điều trị ung thư, hô hấp, tim mạch đều rất đông bệnh nhân. Bên cạnh đó các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng đang là thách thức rất lớn...

Những thông tin trên được đưa ra tại "Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 2 về phòng chống các bệnh không lây nhiễm" tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 27-6.

Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật lớn nhất với hầu hết các quốc gia và khu vực. Số liệu năm 2019 cho thấy gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 62,5% tổng gánh nặng bệnh tật do mọi nguyên nhân, trong khi gánh nặng bệnh tật do bệnh truyền nhiễm, bệnh lý bà mẹ, chu sinh, rối loạn dinh dưỡng chỉ chiếm khoảng 27%.

Ảnh: Báo cáo tại chương trình "Nâng cao nhận thức, kiến thức về các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tuyến giáp cho cộng đồng và cán bộ y tế

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, những bệnh không lây nhiễm thường có chung một số yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được, vì vậy kiểm soát những yếu tố nguy cơ chung của bệnh không lây nhiễm có vai trò quan trọng hàng đầu. Bộ Y tế đang hợp tác với các quốc gia trong đó có Nhật Bản để chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, quản lý bệnh viện và nhiều lĩnh vực y tế khác.

Liên quan đến bệnh không lây nhiễm, ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao do sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khoảng 6-7% dân số mắc đái tháo đường, theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, "sát thủ thầm lặng" là bệnh tăng huyết áp chiếm 25% số người trên 25 tuổi. Tất cả bệnh không lây nhiễm đều gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên điều đáng lo ngại chỉ 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện và điều trị.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia sử dụng rượu bia rất nhiều nên làm gia tăng tai nạn thương tích, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ hút thuốc lá cao cũng là tác nhân gây ra nhiều bệnh từ ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch...

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn đánh giá chất...

0
(SGTT) - Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 35/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện. Trong...

Bệnh viện TPHCM gặp khó trong mua sắm thuốc, thiết bị...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở y tế không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế...

Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ mở trung tâm thẩm...

0
(SGTT) – Sáng 31-5, nhân kỷ niệm 2 năm thành lập, bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã khai trương Trung tâm thẩm...

TPHCM: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình xuống cấp nghiêm trọng,...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của đại diện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM vào đầu tháng 11, hiện bệnh viện này bị...

Nhiều bệnh viện lớn ở TPHCM bị mạo danh

0
Gần đây, một số bệnh viện lớn ở TPHCM liên tục đưa ra cảnh báo trước tìnhtrạng bị các cơ sở, phòng khám mạo danh...

10 bệnh viện có chất lượng điều trị và dịch vụ...

0
Sở Y tế TPHCM vừa công bố kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022. Trong đó, có 10 bệnh viện được...

Kết nối