Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Tạo app để người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương cần lựa chọn dịch vụ công gắn liền nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân, doanh nghiệp để cung cấp những ứng dụng (app), góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua hình thức trực tuyến (qua app).

Đấu thầu qua mạng là một dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Cục Quản lý đấu thầu

Theo TTXVN, hiện nay, còn 9 thủ tục hành chính theo đề án 06 (*) và 19 thủ tục, nhóm thủ tục tại quyết định số 442/QĐ-TTg (**) của Thủ tướng chính phủ vẫn chưa hoàn thành việc cải thiện quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng Chính phủ cho biết, công tác cải thiện quy trình để đơn giản hóa thủ tục, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thời gian qua còn hạn chế dẫn đến chất lượng một số dịch vụ chưa cao.

Trên cơ sở này, Chính phủ đã có văn bản số 452 về việc tháo gỡ “điểm nghẽn” thực hiện đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, các bộ, ngành và địa phương tiến hành cung cấp những ứng dụng (apps) thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp thực hiện bằng hình thức trực tuyến dựa trên cơ sở lựa chọn những dịch vụ công có tần suất sử dụng cao, gắn liền nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Các đơn vị tập trung hoàn thành việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư; sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính; cập nhật, công khai các thủ tục hành chính này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Thời gian để hoàn thành những việc này là trước tháng 9-2023.

Tổ công tác kiểm tra tình hình thực hiện của 53 dịch vụ công tại Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg; đánh giá các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan mình và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng cần chuyển đổi quy trình, thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử; chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục, xây dựng các biểu mẫu điện tử, phần mềm chuyên dụng, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Việc tích hợp, xác thực, hiển thị các thông tin, giấy tờ cá nhân sẽ thực hiện trên ứng dụng VNeID, góp phần thay thế dần việc cung cấp các giấy tờ cá nhân trong thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính.

Mục đích hướng đến là làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có.

————–

(*) Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

(**) Quyết định số 422/QĐ-TTg phê duyệt về danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022.

T.Đào

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Tạo chữ ký số cá nhân VNPT Smart CA trên VNeID...

0
(SGTT) - Từ ngày 28-10, người dân có thể dễ dàng tạo chữ ký số VNPT Smart CA ngay trên ứng dụng VNeID và...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các nền...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương, người tiêu dùng nên thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương...

Kết nối