Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Dù dì phương Đông quý hiếm xuất hiện ở VQG Mũi Cà Mau

(SGTT) - Vừa qua, dù dì phương Đông, một loài chim quý hiếm, đã xuất hiện ở Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau.

Ngày 9-12, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc VQG Mũi Cà Mau, cho biết dù dì phương Đông (còn gọi là chim cú cá) đã xuất hiện trở lại vườn. Hiện, qua ghi nhận ở VQG Mũi Cà Mau có ít nhất 4 con, gồm chim bố, mẹ và 2 chim con.

Ông Dũng chia sẻ, gần 1 năm trước, ông cùng đồng nghiệp đang đi kiểm tra rừng. Trời mưa rất to có thể do dông lốc nên chim con cú cá trên tổ rơi xuống đất bùn.

"Lúc đó, tôi thấy tội nghiệp nên đem chim con về bỏ vào lồng dưỡng nuôi. Sau vài ngày, tôi phát hiện chim bố, mẹ hằng đêm đem mồi đến cho chim con ăn. Sau khoảng 3 tuần, chim con biết bay tôi thả ra môi trường thì chim bố, mẹ đến tập bay vào rừng", ông Dũng kể lại.
Theo ông Dũng, sau gần 1 năm, chim con đó trở lại gần khu nhà hành chính của VQG Mũi Cà Mau, nơi ông từng nuôi dưỡng nó và chính ông vuốt ve, đút từng con cá cho chim ăn.

Dù dì phương Đông là loài cú mèo lớn phân bố ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và Nam bộ Việt Nam. Trên thế giới, dù dì phương Đông phân bố ở Đông Bắc Miến Điện, miền Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan và khu vực Đông Dương.

Khi trưởng thành chim có bộ lông màu nâu hung với các vệt đen hẹp dọc cơ thể và ở phía trên, mặt bụng hung nâu nhạt có các vằn nâu hẹp với các vệt dài đen nhạt, hông có vệt trắng rộng, ở bao cánh đôi khi nhìn thấy một dải các vệt trắng nằm ngang, không có đĩa mặt.

Tròng mắt của dù dì phương Đông có màu vàng sẫm hoặc da cam với con ngươi đen, mỏ xám, chân xám không phủ lông.

Chim non giống chim trưởng thành, nhưng bộ lông có màu hung nhiều hơn, các vạch nhỏ và mờ hơn.

Hình ảnh chim mẹ tha mồi về cho con, được cán bộ VQG Mũi Cà Mau chụp ảnh lại. Ảnh: Lê Dũng

Dù dì phương Đông thường sống ở vùng đồi núi, trong các rừng thưa, rừng gần nguồn nước như suối, đầm lầy... là những sinh cảnh dễ tìm thấy nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cá.

Chế độ ăn của dù dì phương Đông chủ yếu là cá, ếch và cua nước ngọt. Chim cũng ăn cả tôm hùm đất (crayfish; ở những quốc gia có loài này), rắn, thằn lằn, động vật gặm nhấm và chim nhỏ.

Dù dì phương Đông thường làm tổ làm ở kẽ đá, hốc cây, và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Tổ được xây dựng trong các hốc hoặc chỗ trũng trên cây, gờ đá hoặc bờ suối dốc, thường ở gần nước. Đôi khi chúng cũng tận dụng lại tổ cũ bỏ hoang của các loài chim ăn thịt khác.

Dù dì phương Đông sống thành đôi, giai đoạn sinh sản vào tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mỗi lần đẻ 1-2 trứng. Chim non thường được thấy vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.

Đinh Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bước chạy nhỏ, thông điệp lớn qua giải ‘Chạy vì rùa’

0
(SGTT) - Giải “Chạy vì rùa” được tổ chức ngày 3-12 vừa qua đã thu hút gần 500 cá nhân, tổ chức từ 27...

Xem rùa mẹ ‘vượt cạn’ ở Côn Đảo

0
(SGTT) - Cứ vào tháng 4 đến tháng 11 hằng năm, những “mẹ rùa” từ biển cả lại tìm về bãi biển ở Vườn...

Bảo tồn động vật hoang dã, nền tảng cho du lịch...

0
SGTT) – “Không tiêu thụ, mua bán, biếu tặng các loài động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là thịt thú rừng...

Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn động vật...

0
(SGTT) - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) sẽ phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Tiên (thành viên mạng lưới Sáng...

Đến Hội An, xem triển lãm chim trên cánh đồng

0
(SGTT) – Từ ngày 15-9 đến 23-9, tại Chic Chillax – nhà hàng nằm giữa cánh đồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng...

Cùng trẻ trồng cây để xây dựng công viên xanh cho...

0
(SGTT) - Tại Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, trên diện tích gần 1 héc-ta, khoảng 200 cây xanh như...

Kết nối