Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Quảng Ninh nỗ lực ‘xanh hóa’ di sản

"Xanh hóa" đang là xu hướng để phát triển bền vững. Việc "xanh hóa" các di sản không chỉ mang hàm nghĩa bảo vệ môi trường mà còn giữ màu xanh của sức sống, bảo tồn và lan tỏa các giá trị quý giá của di sản.

Theo báo điện tử Quảng Ninh, trong những năm qua, tỉnh đã không ngừng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các di sản. Quảng Ninh sở hữu hệ thống di sản văn hóa phong phú và độc đáo với 635 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có sáu khu di tích quốc gia đặc biệt: Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử Bạch Đằng, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều, Di tích lịch sử Đền Cửa Ông và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô.

Quảng Ninh còn là một trong 11 tỉnh có di sản then Tày, Nùng, Thái được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; bảy di sản văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đình Trà Cổ có niên đại khoảng 600 năm với diện tích hơn 1.000 m2, được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" thu hút du khách thập phương. Ảnh: T.T

Nắm giữ kho tàng văn hóa phi vật thể đó, đến nay trên địa bàn tỉnh có hai Nghệ nhân Nhân dân và 38 Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được Chủ tịch nước phong tặng. Tỉnh hiện có 13 bảo vật quốc gia.

Các di tích, truyền thống văn hóa không chỉ khẳng định chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa của dân tộc, mà còn thể hiện diện mạo giang sơn gấm vóc và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Quảng Ninh nói riêng, đất nước nói chung. Tuy nhiên, những di sản văn hóa đó không phải “nhất thành bất biến”, mà có thể bị thay đổi, tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, cảnh quan tác động tiêu cực đến việc bảo tồn di sản và sự phát triển du lịch bền vững.

Trong hai năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các hoạt động văn hóa, lễ hội không được tổ chức, các di tích, thắng cảnh một thời gian dài không mở cửa đón khách. Tận dụng thời gian này, tỉnh và các địa phương đã đẩy mạnh đầu tư tôn tạo các di tích, danh thắng, nhằm tạo nên những điểm nhấn, sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, đặc trưng cho Quảng Ninh khi hoạt động du lịch sôi động trở lại.

Theo Tổng cục Du lịch, từ năm 2019 đến nay, 100% di tích cấp quốc gia, 70% di tích cấp tỉnh đã được địa phương tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp với tổng kinh phí 1.997 tỉ đồng từ nguồn lực nhà nước và nguồn xã hội hoá. Đặc biệt, trong năm qua, ngành Văn hóa đã tích cực xây dựng Hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng như tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn”.

Bên cạnh việc tôn tạo di tích, việc tổ chức các lễ hội độc đáo, hấp dẫn, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc góp phần lan tỏa nhiều giá trị quý giá. Các lễ hội chùa Ngọa Vân, Yên Tử, đình Lục Nà, miếu Ông - miếu Bà, đình Làng Dạ, đình Đầm Hà... được tổ chức bài bản, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, công tác bảo tồn các bản văn hóa truyền thống thành “bảo tàng sống” phục vụ phát triển du lịch đã được lập quy hoạch và triển khai thực hiện, gồm Bản dân tộc Dao Thanh Y, xã Bằng Cả (TP Hạ Long); bản Lục Nà, bản Cáu dân tộc Tày, xã Lục Hồn và bản Nà Ếch người Sán Chay, xã Húc Động (huyện Bình Liêu); Làng truyền thống người Sán Dìu, xã Bình Dân (huyện Vân Đồn). Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng bản Dao Thanh Y xã Bằng Cả trở thành một điểm du lịch văn hóa đặc sắc.

Để lan tỏa sức sống “xanh” cho các di sản văn hóa, ngành văn hóa và du lịch tỉnh đã kết hợp, xây dựng những tour, tuyến du lịch hợp lý; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá; tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp các điểm đến thành các khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn kết các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội.

Đồng thời, tỉnh cũng quan tâm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, các sản vật quý của từng vùng để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của du khách; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch… Từ đó, góp phần duy trì và phát huy các giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa, tạo sức sống "xanh" lâu bền trong cộng đồng.

Đăng Huy tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ghé thăm Bình Liêu mùa cỏ lau

0
(SGTT) - Là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cách Hà Nội khoảng 270km, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Vào...

Quảng Ninh đón vị khách quốc tế thứ 3 triệu trong...

0
(SGTT) - Ngày 21-10, tại cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngành du lịch đã tổ chức đón vị khách...

Huế nỗ lực giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch

0
(SGTT) -  Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang đi những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm rác thải nhựa tại hơn...

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Bàn chuyện xây dựng cơ sở dữ liệu và tiêu chí...

0
(SGTT) – “Xây dựng cơ sở dữ liệu và tiêu chí thực hành du lịch Net Zero” là chủ đề của hội thảo chiều...

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận...

0
(SGTT) - Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã...

Kết nối