Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Lo chuyện con người để làm cách mạng công nghệ

Tình trạng nhân lực trong ngành công nghệ thông tin chưa đáp ứng được sự phát triển chung là chủ đề nóng trong chuỗi sự kiện - hội thảo của ngành cuối năm 2018.

Các diễn giả tham gia tọa đàm bàn tròn tại VietAI Summit 2018. Ảnh: BTC

Với việc ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều vào kinh doanh, lực lượng lao động ngành công nghệ thông tin (CNTT) luôn thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng như mọi năm, những lời phàn nàn về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành và nỗi băn khoăn về hướng đi trong năm nay, 2019, chưa bao giờ chấm dứt. Đó cũng là một trong những chủ đề bàn luận trong cuộc hội thảo “The current state and future directions of the global and Vietnamese economies” - Hiện trạng và hướng đi tương lai của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, do VIETIS và YouTrade tổ chức.

Nhân lực chưa đạt yêu cầu phát triển

Tại cuộc hội nghị, ông Andy Le, chuyên gia phân tích cao cấp tại Quỹ đầu tư Phoenix, cho biết các thay đổi về công nghệ thông tin trong nước đang thu hút nguồn vốn FDI bên ngoài vào ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nước chưa hoàn toàn có thể tiếp nhận được hết công nghệ chuyển giao từ các công ty nước ngoài. Cũng đồng quan điểm với ông Andy, Giáo sư Howard Nicholas thuộc trường Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan đưa ra một ví dụ, sự phát triển của công nghệ Big Data và AI đang mang lại công cụ công nghệ cho ngành kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, lực lượng lao động hỗ trợ công nghệ hay phân tích dữ liệu cho ngành chưa phải là thế mạnh trong nước.

Tại Sự kiện VietAI Summit 2018 được tổ chức bởi Tổ chức Trí tuệ nhân tạo Việt (VietAI) cuối tháng 12/2018, Tiến sĩ Trần Minh Triết, Hiệu phó trường ĐH Khoa học tự nhiên, cho hay nhân sự của ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường dù là trong hay ngoài nước. Riêng tại trường, các doanh nghiệp thường xuyên tìm đến để tìm nhân sự về công ty. Tuy nhiên, trên thực tế CNTT đã tham gia vào ngành khác như y tế, nông nghiệp… Do đó, các công ty công nghệ ngày nay cũng cần người ở các ngành khác tham gia vào để nghiên cứu và phát triển các giải pháp. Điều này đã làm nên nhu cầu nguồn nhân lực của ngành ngày càng lớn.

Tuy thiếu nhân lực là vậy, nhưng để làm việc ở một công ty CNTT không phải việc dễ dàng. Bà Huyền Nguyễn đang làm việc tại Nvidia, dẫn ví dụ công việc liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo đang là một nghề nghiệp có mức lương rất cao. Tuy nhiên, để xin vào làm việc ở một công ty công nghệ phải trải qua một cuộc đua về thi cử rất gắt gao. Các ứng cử viên xin vào làm việc ở các công ty công nghệ lớn sẽ phải qua nhiều vòng thi tuyển về lập trình và trải qua các cuộc phỏng vấn lên đến 10 giờ đồng hồ liên tục. Chỉ có 1% số ứng cử viên được vào vòng phỏng vấn trong hàng ngàn đơn ứng cử và chỉ có 5% trong số họ được nhận vào làm việc.

Khâu đầu tư đào tạo là then chốt

Các diễn giả nhận định rằng trong thực tế, cộng đồng CNTT trong nước vẫn chưa thể hiện được năng suất lao động của mình so với các nước. Hiện tại, năng lực và trình độ của các nhân lực đạt yêu cầu trong ngành chỉ nằm ở mức 25% trong khi các đồng nghiệp của họ ở Mỹ hay Trung Quốc đã đạt tới mức 100%.

Dù đa số nhân lực CNTT rất giỏi về toán – nền tảng cơ bản cho nhân lực CNTT – nhưng để họ nghiên cứu về CNTT còn cần nhiều yếu tố. Trước tiên, họ cần các công cụ công nghệ khi còn đang học hay cả lúc đã đi làm. Tuy nhiên, việc trang bị các phương tiện công nghệ cho các nhân sự này vẫn là rất tốn kém, cần được đầu tư bài bản, mạnh tay. Nguồn dữ liệu từ lớp người đi trước cũng quá ít để tạo nên lượng dữ liệu lớn (Big Data) trong ngành để nghiên cứu. Họ cũng thiếu các thông tin hướng dẫn được cập nhật nên vẫn còn phải vật lộn với các công nghệ đã được dùng ở các nước phát triển khoảng 20 năm về trước.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch TMA Solutions, cho hay các nhân sự của công ty chuyên lập trình cho các công ty nước ngoài có năng lực có thể ngang bằng với các đồng nghiệp trên thế giới. Do đó, các đồng nghiệp khác trong nước cũng có khả năng như vậy. Nguyên nhân thật sự khiến tình trạng năng lực của các nhân sự CNTT thấp hơn so với các nước khác chủ yếu là do thiếu môi trường để họ thực hành các khả năng công nghệ của họ.

Thị trường đang thay đổi nhanh chóng và nhân sự ngành CNTT phải cập nhật kiến thức liên tục. Các diễn giả khẳng định để trụ lâu trong ngành, họ phải tự chuẩn bị kiến thức cho mình, tự nghiên cứu và theo dõi việc cập nhật các thay đổi trên thị trường. Họ có thể tự tạo ra các dự án nghiên cứu của mình hay tham gia các dự án mở của cộng đồng để có thêm kinh nghiệm mới.

Vai trò quan trọng của Nhà nước

Ngoài ra, các diễn giả còn nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc nâng tầm của lực lượng lao động CNTT. Khi nhà nước tập trung vào điểm mạnh của các nhân lực trong ngành và nhu cầu phát triển trong nước để định hướng đầu tư mạnh vào đào tạo các mảng công nghệ phù hợp, sẽ giúp nhân lực trong ngành phát triển mạnh hơn.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Đại Học Nông Lâm TPHCM, trong sự kiện có nói rằng để phát triển hơn nữa nhân lực trong ngành công nghệ, các công tác đào tạo cũng cần có sự thay đổi. Trước tiên, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đào tạo. Họ cũng cần được cập nhật các kiến thức về các xu thế mới để truyền tải cho thế hệ sau. Sau nữa, họ phải thay đổi phương pháp đào tạo để môn học thu hút các sinh viên hơn, có tính thực hành cao hơn. Như thế mới có thể đào tạo một lực lượng lao động chất lượng hơn trong tương lai. Các công ty cũng có trách nhiệm đào tạo nhân viên của mình qua việc trang bị cho họ các công cụ công nghệ cập nhập hơn để họ có thể tối ưu hóa trình độ làm việc của mình.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tuy có những con số phát triển ấn tượng, nhưng ngành CNTT, điện tử viễn thông vẫn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu sự tham gia hỗ trợ về đầu tư và phát triển từ các tập đoàn công nghệ lớn trong nước”.

Mỹ Huyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

VCCI đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả các...

0
(SGTT) - Góp ý với dự án nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Món phở người Việt nào cũng biết lọt top món súp...

0
(SGTT) - Ngày 17-11, tạp chí du lịch của Mỹ - CNN Travel – đã cập nhật danh sách 20 món súp ngon nhất...

Gặp nghệ nhân tạo hình bonsai dừa ‘rắn ngậm ngọc’ phục...

0
(SGTT) - Từ những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi, nghệ nhân Đậu Thanh Tùng (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM)...

Tỷ lệ chỗ trên các chuyến bay Tết Ất Tỵ đạt...

0
(SGTT) - Các hãng hàng không trong nước đang tăng cường thêm các chuyến và bổ sung máy bay nhằm phục vụ cho dịp...

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn

0
(SGTT) - Việt Nam đã xuất khẩu thêm 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả...

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Kết nối