(SGTT) - Viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP thường gặp nhiều ở người lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), gần đây đơn vị này thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng.
- Cách dùng thực phẩm thể thao để không hại dạ dày
- Những thực phẩm cần lưu ý khi ăn để không “phiền” dạ dày trong ngày mưa
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Tìm hiểu phương pháp giảm béo phì bằng thu nhỏ dạ dày
Theo các bác sĩ, vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa như ăn uống, vệ sinh kém. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn HP do chưa biết vệ sinh trong ăn uống, kèm theo thói quen ăn uống chung với người lớn cũng làm cho nguy cơ bị lây nhiễm từ người lớn cao hơn.
Trong khi đó, triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ lại không điển hình như ở người lớn, một số trường hợp khó phát hiện hoặc nhầm thành bệnh tiêu hóa thông thường.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khoẻ ngày 9-6 đã có buổi gặp gỡ với TS. BS. Hà Văn Thiệu, quyền Trưởng khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 2, giải đáp nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP và các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, những triệu chứng thường gặp, cũng như cách phòng tránh lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, thông tin liên quan đến việc xử phạt nhiều cá nhân và cơ sở làm đẹp sai phạm tại TPHCM; ca phẫu thuật thành công cho cô gái 20 tuổi mắc căn bệnh hiếm với khối u ở tim lớn nhất Việt Nam và những nguy hiểm tiềm ẩn khi lăn kim trị mụn lưng… là các nội dung nổi bật sẽ có trong “Bản tin 360 độ sống khoẻ” ngày 9-6. Mời quý vị cùng theo dõi.
Minh Thảo