Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024

Tiếp thị du lịch: đã đến lúc phải thay đổi

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sau hơn bốn tháng nối lại mảng du lịch quốc tế, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, từ gần 91.000 lượt của quí 1-2022 lên 954.600 vào cuối tháng 7 vừa qua.

Tuy nhiên, phần đóng góp của nhóm du khách quốc tế trong tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam vẫn giảm đến 90,3% khi so với cùng kỳ năm 2019 trước khi có dịch Covid-19. Nhiều doanh nhân trong ngành cho hay hiện chưa có nhiều tín hiệu tích cực về mùa làm ăn vào cuối năm nay, và mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022 của ngành du lịch khó thành.

Từ khi nối lại mảng du lịch quốc tế vào giữa tháng 3 cho đến nay, số lượng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài còn ít và phần lớn là do các doanh nghiệp du lịch, hàng không chủ động thực hiện.

Điều gì đã khiến lượng khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn chưa nhiều dù điểm đến mở cửa khá sớm, với chính sách kiểm soát y tế được đánh giá là thông thoáng? Đặt qua một bên các lý do đã được nhắc tới nhiều, như các thị trường lớn là Nhật Bản, Trung Quốc vẫn kiểm soát dịch nghiêm ngặt, mất thị trường Nga do chiến tranh, giá vé máy bay cao… ta nói tới một “điểm nghẽn” lớn: việc thiếu các hoạt động tiếp thị.

Từ khi nối lại mảng du lịch quốc tế vào giữa tháng 3 cho đến nay, số lượng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài còn ít và phần lớn là do các doanh nghiệp du lịch, hàng không chủ động thực hiện.

Trong đó, những công ty như Vietnam Airlines, VietJet Air, Saigontourist Group, Thiên Minh, Indochina Unique Tourist, HG Group đã tổ chức nhiều chương trình tại Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ… Bóng dáng của cơ quan quản lý du lịch quốc gia trong việc tổ chức các chương trình quảng bá điểm đến và kết nối doanh nghiệp trong nước với nước ngoài còn mờ nhạt. Điều này khác với cách mà nhiều cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài đang thực hiện tại thị trường Việt Nam.

Hiện ngày càng có nhiều đại diện của cơ quan xúc tiến du lịch nước ngoài đến làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, các vị đại diện của điểm đến chưa mở cửa hoàn toàn đến chào và nhắc thời điểm dự tính mở cửa. Những vị ở điểm đến đã mở cửa thì ghé thăm để cập nhật thông tin du lịch, y tế cho đối tác dễ làm tour và còn mời họ đến tận nơi xem dịch vụ. Một số cơ quan còn trực tiếp đặt vấn đề gửi khách có kèm theo những khoản chi phí hỗ trợ để doanh nghiệp Việt Nam bán tour.

Trong khi ở ta, một số cơ quan xúc tiến điểm đến nước ngoài cho biết vẫn dùng các chính sách tiếp thị và thu hút du khách được thực hiện từ trước dịch Covid-19 đến nay, như kết thân với doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, KOL (người có tầm ảnh hưởng) của nước sở tại và đưa ra chính sách bán tour hấp dẫn.

Khi nói đến các chương trình tiếp thị ở nước ngoài, gồm quảng bá trên truyền hình, Internet, thành lập văn phòng đại diện và các chương trình tiếp thị trực tiếp đến doanh nghiệp, thì các cơ quan đầu ngành vẫn nêu khó khăn vì “tiền đâu để làm”. Từ nhiều năm nay, khoản kinh phí quảng bá cỡ 2 triệu đô la Mỹ/năm của du lịch Việt Nam thường được đem ra so sánh để thấy quá ít ỏi với con số lên đến hàng chục triệu đô la của Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Hàn Quốc.

Tiền ít thì hiệu quả tiếp thị sẽ khó cao nhưng giả sử, nếu có được nguồn kinh phí lớn thì cơ quan quản lý – xúc tiến du lịch có dám thử “chơi lớn” một lần để thay đổi hoàn toàn cách tiếp thị hay không? Cơ quan chức năng có dám mở văn phòng đại diện du lịch ở những thị trường trọng điểm cùng với cam kết rõ ràng về việc tiêu tiền và tốc độ tăng trưởng của thị trường như cách mà nhiều điểm đến đang thực hiện hay không? Có thể chọn vài thị trường mục tiêu để chi tiền nhằm tiếp thị trúng đích đến phân khúc khách hàng cần thu hút và nhóm doanh nghiệp có thể gửi khách hay không?

Thiết nghĩ, nếu dám thay đổi như vậy thì việc kêu gọi doanh nghiệp đóng góp hay huy động tiền từ ngân quỹ là không đến nỗi quá khó khăn. Thực tế, trong mấy năm gần đây, một số doanh nghiệp du lịch lớn đã đóng góp đến vài chục tỉ đồng để thực hiện các hoạt động tiếp thị chung cho cả điểm đến. Từ năm nay, ngành du lịch còn có thêm Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch với vốn điều lệ 300 tỉ đồng được ngân sách trung ương cấp trong ba năm đầu thành lập và nguồn thu 10% từ phí cấp thị thực, 5% nguồn thu từ các điểm đến du lịch…

Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để có thể tháo gỡ các rào cản cũ nhằm có lối đi mới, hiệu quả hơn cho hoạt động tiếp thị du lịch.

Đào Loan

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Liên ngành hàng không – du lịch cần ‘phối hợp ăn...

0
(SGTT) - Hai ngành du lịch, hàng không vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng muốn phát triển hiệu quả thì...

Du lịch toàn cầu có thể phục hồi hoàn toàn vào...

0
Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch toàn cầu có thể sẽ phục hồi hoàn toàn...

Ngành du lịch thủ đô thu về 69.300 tỉ đồng trong...

0
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt...

Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách quốc tế trong 9...

0
Tính chung 9 tháng của năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ...

Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho du khách Trung...

0
Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho khách du lịch Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh chính quyền đang tìm cách...

Thái Lan cân nhắc nới lỏng thị thực để thu hút...

0
Thái Lan có thể sẽ nới lỏng các quy định về thị thực cho du khách Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời cho...

Kết nối