Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Việt Nam họp khẩn để ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

(SGTT) - Tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ vào chiều ngày 24-7, các chuyên gia y tế nhận định, Việt Nam chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ nhưng nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, nhằm báo hiệu nguy cơ lớn về y tế, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Trước báo động này, Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ vào chiều ngày 24-7.

Theo Sức khỏe và Đời sống, tại cuộc họp, các chuyên gia y tế nhận định, Việt Nam chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ ghi nhận ca nhiễm ở nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thế giới ghi nhận gần 16.000 trường hợp mắc tại 74 quốc gia, tử vong 5 trường hợp. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1/3.000, số này chưa thực sự thống kê hết. Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận số ca mắc tăng lên, đặc biệt là một số quốc gia châu Âu. Một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Australia, Đài Loan (Trung Quốc) đã ghi nhận ca mắc. Với hai ca tại Hàn Quốc đều là người từ vùng dịch về, chưa ghi nhận trong nước.

BS. Đỗ Hồng Hiên, chuyên gia dịch tễ của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, nói trong cuộc họp thông tin trên Sức khỏe & Đời sống rằng Việt Nam chưa có báo cáo ca bệnh nhưng chỉ là vấn đề thời gian, cũng có thể đã có sự lây truyền trong cộng đồng. Các tỉnh, thành phố cần có các biện pháp ứng phó sàng lọc, ngăn chặn không gây lây nhiễm và bảo vệ nhân viên y tế - những người có nguy cơ cao.

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng thông tin, bệnh đậu mùa khỉ thường khỏi sau vài tuần tuy nhiên cũng có biến chứng. Biến chứng đậu mùa khỉ phần lớn từ các nốt phát ban nếu để nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não.

Vì vậy, Việt Nam phải chuẩn bị năng lực về chẩn đoán, cách ly cũng như quản lý để khi có ca bệnh sẽ hạn chế tối đa lây lan cũng như tử vong.

Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa kh nhưng nguy cơ xuất hiện ca nhiễm ở nước ta là hoàn toàn có thể xảy ra. Ảnh: WHO

Để sẵn sàng ứng phó với dịch, không để bị động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng ngay kịch bản khi nước ta xếp vào nhóm 2,3 (nghĩa là quốc gia ghi nhận ca bệnh và có sự lây lan), báo Chính phủ thông tin.

Theo đó, các tỉnh, thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh đậu mùa khỉ tại địa phương. Các đơn vị phối hợp với tổ chức WHO, CDC Hoa Kỳ củng cố năng lực xét nghiệm chẩn đoán, xác định tại các Viện Vệ dinh dịch tễ, Viện Pasteur, các cơ sở y tế có năng lực; rà soát, cập nhật thông tin về tác nhân gây bệnh, chuẩn bị các trang thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm phục vụ chuẩn đoán bệnh,

Ngoài ra cần đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng, tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát và các biện pháp phòng chống bệnh, truyền thông, phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế, chăm sóc điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tổ chức đánh giá nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế (WHO, CDC Hoa Kỳ) và chuyên gia trong nước để kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp; tăng cường hệ thống thông tin báo cáo giữa các tuyến, khuyến khích các hoạt động thông tin, khai báo từ người dân (vì bệnh thường biểu hiện nhẹ, ít phải vào cơ sở y tế, khó phát hiện qua giám sát chủ động), tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Trước đó, từ tháng 5-2022 - thời điểm ghi nhận sự gia tăng nhanh những ca bệnh tại châu Âu, Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị và Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp sẵn sàng dự phòng đáp ứng với dịch bệnh, đồng thời liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh từ nhiều nguồn thông tin.Hiện Bộ Y tế đang xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ, liên hệ với các tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan để chuẩn bị sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm.

Minh Thảo

Theo Sức khỏe và Đời sống, Chinhphu.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai

0
(SGTT) - Hôm qua (19-11), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ LC16m8 của Công...

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ khi WHO...

0
Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh Mpox (trước đây gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là tình...

33 ca đậu mùa khỉ ở TPHCM đều là nam, 80%...

0
(SGTT) - Theo bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tính từ đầu năm đến nay,...

TPHCM ghi nhận 20 ca bệnh đậu mùa khỉ, nhiều ca...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, thành phố đã ghi nhận 20 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ điều...

Bệnh đậu mùa khỉ dễ nhầm lẫn với thủy đậu, phân...

0
(SGTT) – Ngày 1-10, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã ghi nhận...

Hai bệnh nhân đậu mùa khỉ của Việt Nam từng ở...

0
Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ nhất và thứ hai ở...

Kết nối