Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

TPHCM sẽ mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa có tờ trình gửi UBND TPHCM về việc tổ chức các tuyến phố đi bộ tại trung tâm thành phố.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện là điểm đến yêu thích của người dân TPHCM vào dịp cuối tuần. Ảnh: MH
Theo đó, Sở GTVT TPHCM kiến nghị mở thêm một số tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố.
Dự kiến, từ năm 2022-2023, thành phố sẽ mở phố đi bộ vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần tại Vòng xoay Công trường Quốc tế (hồ Con Rùa), đường Phạm Ngọc Thạch, Công xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Du), đường Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến đường Lê Lợi), đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), đường Phan Chu Trinh, đường Phan Bội Châu.
Khu vực đường Nguyễn An Ninh, đường Lưu Văn Lang xung quanh chợ Bến Thành sẽ ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe cơ giới lưu thông.
Từ năm 2023-2024, tiếp tục mở rộng tổ chức phố đi bộ vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần trên các con đường, gồm đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng), công trường Lam Sơn (từ đường Đồng Khởi đến đường Hai Bà Trưng), đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi), đường Nguyễn Thiệp (từ đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi), đường Mạc Thị Bưởi (từ đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi), đường Ngô Đức Kế (từ đường Nguyễn Huệ đến đường Đồng Khởi).
Đường Đông Du (từ đường Đồng Khởi đến đường Hai Bà Trưng), đường Mạc Thị Bưởi (từ đường Đồng Khởi đến đường Hai Bà Trưng), đường Hồ Huấn Nghiệp, đường Ngô Đức Kế (từ đường Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), đường Phan Văn Đạt, đường Tôn Đức Thắng (từ đường Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh) cũng sẽ được ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe cơ giới lưu thông.
Vào năm 2025, phố đi bộ vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần sẽ được mở trên các đường gồm đường Hàm Nghi (hướng từ đường Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe cơ giới lưu thông.
Việc mở các tuyến phố đi bộ sẽ được thực hiện theo các tiêu chí gồm an toàn, an ninh, hấp dẫn về cảnh quan, chiếu sáng nghệ thuật, giải trí, ẩm thực, mức độ tiếp cận, nhu cầu cũng như sự ủng hộ của cộng đồng, gồm người dân và khách du lịch.
Theo Sở GTVT, chi phí đầu tư cải tạo, xây dựng dùng từ ngân sách nhà nước, kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng đề án.
Thêm vào đó là nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
Chi phí quản lý khai thác vận hành, duy tu các tuyến phố đi bộ sẽ dùng từ nguồn vốn chỉ sự nghiệp hàng năm cho các đơn vị quản lý lĩnh vực có liên quan hoặc xã hội hóa.
Minh Hoàng
Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dự án nâng cấp quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh...

0
(SGTT) - Việc nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi, tỉnh...

Metro Bến Thành – Suối Tiên thử vận hành 100% công...

0
(SGTT) - Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, sau gần một tháng vận hành thử...

Chính thức vận hành thương mại đoạn đường sắt trên cao...

0
(SGTT) - Hôm nay (9-11), đoạn trên cao Nhổn - ga Hà Nội thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà...

TPHCM đề xuất điều chỉnh phân loại đường với quốc lộ...

0
(SGTT) - UBND TPHCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh quốc lộ 13 và 50 thành đường...

TPHCM: Thêm 41 tuyến đường ở quận 1 được cho thuê...

0
(SGTT) - Sau 5 tháng thí điểm, UBND quận 1 quyết định mở rộng việc cho thuê vỉa hè thêm 41 tuyến đường. Như...

TPHCM lên phương án xây 2 nút giao thông trên vành...

0
(SGTT) - Hiện TPHCM đã phê duyệt phương án xây nút giao của vành đai 2 với đường Phạm Văn Đồng với thiết kế...

Kết nối