Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tiếp tục tăng cao

(SGTT) - Hiện các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, khiến ngành công nghệ thông tin đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Dù nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương và các chế độ phúc lợi hấp dẫn nhưng họ vẫn đứng trước tình trạng “khát” nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Theo báo cáo Cập nhật thị trường lao động quý 2-2022 mới được công bố của Adecco Việt Nam, một số ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng nổi trội hơn khi cố gắng tái khởi động kinh doanh, thậm chí là tăng trưởng sau dịch Covid-19.

Theo bà Hà Nguyễn, Giám đốc Adecco Hà Nội, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tiếp tục ở mức cao. Theo đó, các xu hướng như chuyển đổi số, dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây và internet vạn vật không chỉ mang lại cho nhân sự công nghệ thông tin cơ hội việc làm đa dạng tại các doanh nghiệp Việt Nam mà còn mở ra khả năng làm việc từ xa cho các công ty và dự án từ nước ngoài.

Vì vậy, dù nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương và các chế độ phúc lợi hấp dẫn, họ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển những ứng viên có chuyên môn cao.

Theo Giám đốc Adecco Hà Nội, nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp sản xuất như điện tử, dệt may, hóa chất… đã tăng đáng kể trong năm nay và rất có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Việc thiếu lao động có kỹ năng là một trong những trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh nhu cầu lớn về lao động phổ thông, các vị trí quản lý trong mảng sản xuất, đảm bảo chất lượng và kỹ sư cũng được săn đón.

Xu hướng chuyển đổi số mang lại cho nhân sự công nghệ thông tin cơ hội việc làm đa dạng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Donga.edu

Bà Thanh Lê, Giám đốc quốc gia của Adecco Việt Nam, nhận định ngoài các doanh nghiệp sản xuất và công nghệ, những công ty trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và đồ uống, điện tử tiêu dùng và năng lượng cũng tìm đến Adecco với nhu cầu tuyển dụng đáng kể.

Thêm vào đó, việc tìm kiếm ứng viên cho các vị trí kỹ sư phần mềm, bán hàng, marketing và thương mại là rất cạnh tranh vì các ứng viên hiện có rất nhiều cơ hội từ những doanh nghiệp mới trên thị trường.

Để tăng hiệu quả tuyển dụng và thu hút các ứng viên sành công nghệ, nhiều doanh nghiệp hiện đang tận dụng cả phỏng vấn trực tuyến lẫn trực tiếp. Theo bà Hòa Đặng, Phó Giám đốc bộ phận tuyển dụng thuộc Adecco TPHCM, đối với các vị trí cần tuyển số lượng lớn hoặc vị trí cấp trung, những vòng đầu tiên có thể được tiến hành trên nền tảng trực tuyến.

Một số doanh nghiệp còn chuẩn bị thêm các bài đánh giá ứng viên để nhanh chóng sàng lọc một lượng lớn hồ sơ. Những ứng viên phù hợp nhất sẽ tiến vào những vòng phỏng vấn trực tiếp cuối cùng. Mặt khác, đối với các vị trí từ quản lý cấp cao trở lên thì doanh nghiệp vẫn ưu tiên gặp gỡ trực tiếp ngay từ các vòng đầu.

Hiện nay, việc các doanh nghiệp cạnh tranh thư mời làm việc là khá phổ biến. Phó Giám đốc bộ phận tuyển dụng thuộc Adecco TPHCM chia sẻ một ứng viên có năng lực tốt có thể nhận được nhiều lời mời làm việc cùng lúc, thậm chí cả những lời đề nghị ở lại làm việc với mức phúc lợi tốt hơn từ công ty hiện tại hoặc công ty cũ.

Nhân sự công nghệ thông tin không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng tại các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn mở ra khả năng làm việc từ xa cho các công ty và dự án từ nước ngoài. Ảnh minh họa

Trước tình hình lạm phát và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, bà Thanh Lê, Giám đốc quốc gia của Adecco Việt Nam, cho rằng điều này đã khiến nhân viên thận trọng hơn khi tìm hiểu về văn hóa làm việc, phúc lợi bổ sung về sức khỏe, con đường sự nghiệp cũng như khả năng tăng lương.

Người lao động cũng quan tâm nhiều hơn đến mô hình làm việc kết hợp. Việc áp dụng mô hình này có thể khả thi đối với các ngành dịch vụ và công nghệ; ngược lại, các ngành sản xuất và bán lẻ sẽ khó thực hiện hơn.

Đối với những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 (du lịch, nhà hàng, khách sạn, giải trí), thì các chiến dịch tuyển dụng lớn và những hoạt động xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng có thể giúp giảm bớt tình trạng “khát” lao động.

Tuy nhiên, theo bà Thanh Lê, doanh nghiệp trong các lĩnh vực này sẽ đối mặt với rủi ro mất đi nhân sự chủ chốt vào tay các doanh nghiệp khác bởi sau đại dịch, người lao động nhận ra các ngành có văn hóa linh hoạt và phát triển ổn định sẽ hấp dẫn hơn và ít bị tổn thương hơn khi đối mặt với các thay đổi từ thị trường.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người lao động từ chức có đồng nghĩa với xin nghỉ...

0
(SGTT) - Tranh chấp lao động giữa doanh nghiệp với người lao động giữ các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp thường rất...

TPHCM: Hàng ngàn việc làm thêm dành cho sinh viên vào...

0
(SGTT) – Năm nay nhu cầu tuyển dụng vị trí lao động thời vụ, bán thời gian, công việc ngắn hạn tăng khoảng 15%...

DigiBird Co cùng doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số với...

0
DigiBird Co đang khẳng định vị thế là một công ty công nghệ dẫn đầu trong việc triển khai Zalo Mini App, hướng tới việc thúc...

Việc làm thời vụ đắt hàng dịp cận Tết, có nơi...

0
(SGTT) - Thời điểm cận Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ...

Cơ hội việc làm cho gần 30.000 người lao động dịp...

0
(SGTT) - Vừa qua, TPHCM diễn ra phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến nhằm tuyển dụng lao động với nhu...

Xoay xở duy trì thưởng Tết để giữ chân người lao...

0
(SGTT) - Năm nay, doanh nghiệp ở TPHCM vẫn gặp khó khăn về đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Vì vậy,...

Kết nối