Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Trưa nay ăn gì: Lẩu gà ngải cứu, hương lẩu thanh tao từ vị thuốc

(SGTT) – Lẩu gà ngải cứu là món ăn không quá nổi bật như lẩu gà lá é, lẩu gà tiềm thuốc Bắc hay lẩu cháo gà, tuy nhiên, nó vẫn có cho riêng mình những tín đồ yêu thích vị ngải cứu nấu cùng. Đặc biệt, dù là tiết trời oi bức hay giá lạnh thì lẩu gà ngải cứu vẫn là sự lựa chọn thú vị, nhất là bữa cơm trưa gia đình.

Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, lẩu gà ngải cứu phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội. Dọc các phố ở Tô Hiệu, Trần Nhân Tông, Âu Cơ… du khách rất dễ bắt gặp các hàng quán phục vụ món lẩu gà ngải cứu. Hiện nay, tại TPHCM cũng đã có nhiều quán ăn mang phong vị ẩm thực Bắc bán món này để chiều lòng thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền.

Qua tìm hiểu, ngải cứu là loại cây được ứng dụng trong các bài thuốc hoặc chế biến món ăn. Về hình dáng, ngải cứu trông giống cải cúc (tần ô); về vị nó có hương thơm nồng đặc trưng, lẫn vị đắng nhẹ. Khi kết hợp cùng vị thuốc Bắc, hương vị ngải cứu như được nâng thêm nhiều bậc. Ngày nay, ngải cứu còn được một số người mua về phơi khô, đóng thành các gói túi thơm để treo ở những nơi cần khử mùi.

Một số món ăn được chế biến cùng ngải cứu: gà tần ngải cứu, sườn heo hầm ngải cứu, trứng hấp ngải cứu, đuôi bò hầm ngải cứu, óc heo hấp ngải cứu, bồ câu hầm ngải cứu, sườn dê hầm ngải cứu…

Để có một nồi lẩu gà ngải cứu thơm ngon thì nguyên liệu thịt gà rất quan trọng. Theo đó, nên mua gà còn sống, ưu tiên gà ta thả vườn (có nơi gọi là gà đi bộ) hoặc gà đen, giống gà ở miền núi Tây Bắc hiện đã có bán ở TPHCM. Khi có gà, đem sơ chế sạch, rồi xát muối hạt lên da để khử mùi.

Tiếp đến, ướp gà với ít gia vị thông dụng như tiêu, nước mắm nhĩ, hành tím băm nhuyễn trong khoảng 30 phút đến một giờ cho thấm vị. Còn lòng gà cũng nên bóp với muối và thái miếng tùy theo sở thích của gia đình mình.

Về rau ngải cứu hay các loại rau, củ ăn kèm thì sơ chế, lột vỏ, gọt bỏ cuống và rửa qua với nước muối pha loãng. Cách làm này vừa giúp rau, củ sạch hơn mà chất dinh dưỡng vẫn được bảo đảm.

Đối với các món lẩu, phần nước dùng được ví như linh hồn, kết nối các nguyên liệu thực phẩm còn lại. Và lẩu gà ngải cứu, phần xương để hầm tận dụng từ chính xương gà sau khi lọc thịt cùng lòng gà. Ở một số hàng quán, người bán còn cho thêm gia vị thuốc Bắc để tạo nên hương vị riêng cho quán của mình. Một lưu ý từ đầu bếp chuyên nghiệp, khi nấu nước dùng, nên lưu ý vớt bọt thường xuyên để nước trong, món ăn mang vị thanh tao, lôi cuốn.

Vậy là bữa trưa cuối tuần với lẩu gà ngải cứu đã hoàn thành và đợi chờ thực khách khám phá. Nếu yêu thích bún, mì vàng hay mì gói, mọi người vẫn có thể tùy chọn theo sở thích. Thêm chén nước mắm mặn xắt vài lát ớt là bữa trưa gia đình mình đã thật sự tròn vị.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Độc đáo món cơm gà xối mỡ bằng máy ở phố...

0
(SGTT) - Cơm gà xối mỡ là món ăn được bán nhiều ở Sài Gòn, đâu đâu thực khách cũng dễ bắt gặp một...

Trưa nay ăn gì: Bữa cơm văn phòng chọn phần thịt...

0
(SGTT) – Là thực phẩm thân quen trong mọi bữa cơm gia đình Việt, đùi gà cho chất lượng thịt mềm mai pha lẫn...

Trưa nay ăn gì: Thưởng thức gà chiên kiểu Ý cho...

0
(SGTT) – Cũng là thịt gà đem tẩm bột rồi chiên giòn nhưng Parmigiana lại có vị rất riêng bởi những gia vị và...

Trưa nay ăn gì: Thay vị bữa trưa đầu tuần với...

0
(SGTT) – Từng sợi bún dai, giòn và thấm đượm phần nước sốt khi xào chung với lòng gà là dư vị khó quên...

Trưa nay ăn gì: Thơm lừng món gà cuốn lá dứa...

0
(SGTT) – Là món ăn phổ biến không kém cạnh tomyum hay pad Thái, gà cuốn lá dứa (pandan chicken) được nhớ đến bởi...

Trưa nay ăn gì: Nâu vàng miếng da, mềm thơm miếng...

0
(SGTT) – Từ nguyên liệu đùi gà phổ biến, đầu bếp ứng dụng kỹ thuật nướng, phết thêm lớp sốt mật ong áo đều...

Kết nối