Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Nghệ sĩ ASMR: Cầu nối ảo và thực

Xuất hiện từ năm 2008, công cụ ASMR (Autonomous sensory meridian response) khiến nhiều người tò mò và thích thú khi mang đến sự xoa dịu cho những tâm hồn “đói” cảm giác thực.

Video chải tóc ASMR nhận được nhiều lượt view. Ảnh: Getty Images

Định nghĩa ASMR

Jenn Allen, sáng lập viên của trang asmr-research.org, là người đề ra cái tên ASMR (Autonomous sensory meridian response), tạm dịch là “Phản ứng cực khoái cảm giác độc lập”. Meridian có nghĩa là giữa trưa theo tiếng Pháp cổ, mang hàm ý cảm xúc cao trào dễ chịu. Trong tiếng Anh, nó chỉ hệ thống kinh lạc theo y học Trung Quốc tức mạng lưới các dòng khí trong cơ thể lưu chuyển, tạo cảm giác râm ran dễ chịu.

Ảnh: Getty Images

Nói dễ hiểu hơn, các nghệ sĩ ASMR (ASMRtist) tạo tiếng động cực kì nhẹ nhàng như chải tóc, nhai thức ăn hay đơn giản là cười nói với âm lượng nhẹ. Những âm thanh này được thu bởi micro rời bắt âm thanh siêu nhạy. Khi vừa xem vừa nghe bằng tai nghe riêng, chúng khiến ta thấy dễ chịu như là “não được mát-xa”. Một video ASMR ăn gà rán sẽ kích thích vị giác, video chải tóc hay ngoáy lỗ tai cho bạn cảm giác như thể mình đang được chăm sóc vậy. Sự thư giãn não bộ này khiến bạn lửng lơ, dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Nhiều người còn cho rằng ASMR có thể hỗ trợ điều trị bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, thậm chí là P.T.S.D (rối loạn lo âu sau sang chấn tâm lý). Có lẽ đó là một phần nguyên do khiến ASMR liên tục mở rộng trong thế giới mạng, đi cùng sự phát triển của công nghệ âm thanh hiện đại.

Kiếm tiền bằng ASMR

Thật khó tưởng tượng một video dài vài chục phút chỉ có cảnh ăn gà rán hay thì thầm vài câu chuyện lại kiếm được tiền trên YouTube. Nhưng sự thật là ASMR có hẳn một đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp hậu thuẫn. Tìm kiếm ASMR trên YouTube cho khoảng 13,5 triệu kết quả. Một số video phổ biến nhất có hơn 20 triệu lượt xem. Sức hút của ASMR khiến lượng người nhạy bén bắt đầu kiếm tiền bằng cách... thì thầm với máy quay ngày càng nhiều.

ASMR trong video ăn uống. Ảnh: Pinterest

Lily Whispers là một trong những ASMRtist tiên phong. Cô sản xuất 2-3 video/tuần, đi kèm quảng bá thương hiệu nếu có yêu cầu. Olivia Kissper cũng là ASMRtist với gần 298.000 người theo dõi. Trong video, cô thì thầm nói chuyện, chạm tay vào vật dụng quen thuộc hay ăn uống. Với những người hâm mộ có đóng phí sẽ được ưu tiên xem trước các video của cô, cùng đặc quyền xem hậu trường. Tùy vào lượt xem và mức ảnh hưởng, các thương hiệu trả cho Lily hay Olivia từ 1.000 đến 3.000 đô la Mỹ/chương trình. Không chỉ thế, nhiều người nổi tiếng cũng làm video ASMR như Gal Gadot, Emily Ratajkowski và Aubrey Plaza.

Một số ASMRtist thậm chí tự tạo ứng dụng riêng như Ben Nicholls, sinh viên Đại học Liverpool (Anh) thì thầm với khán giả về công nghệ tiêu dùng, trò chơi điện tử, bóng đá và bia. Nhiều vlogger là đầu bếp cũng ứng dụng ASMR trong video nấu ăn của họ.

Năm 2017, IKEA phát hành một loạt quảng cáo có tên gọi “Oddly IKEA” ăn theo hiệu ứng ASMR. Trong đó, nhân viên của IKEA kể chuyện bằng giọng nhẹ nhàng, xen lẫn âm thanh vuốt ve bộ ga trải giường, tiếng vải bị trầy xước, móc quần áo va chạm với thanh treo... Người xem được cung cấp thông tin chi tiết, tùy chọn màu sắc và nơi mua sản phẩm. Chiến lược này đã thành công khi doanh số bán hàng tăng 4,5% với mua sắm tại cửa hàng và tăng 5,1% cho các đơn hàng mua trực tuyến.

Sau IKEA, còn có Dove Chocolate, KFC và nhà sản xuất bia Thụy Điển Norrland Guld Ljus tiếp tục tận dụng trải nghiệm ASMR.

Hầu hết những ai từng trải nghiệm ASMR đều công nhận trạng thái hưng phấn nó đem đến. Theo dữ liệu của Google, tìm kiếm ASMR có xu hướng tăng cao lúc 10 giờ 30 tối. Nicholls cho rằng mọi người sử dụng ASMR để dễ ngủ hơn. Ông thậm chí còn viết một cuốn sách về chủ đề này là ASMR: Cuộc Cách mạng Giấc ngủ.

Còn Olivia Kissper nhận định: “Có thể họ bị “bỏ đói” trong đời thực, thiếu thốn sự quan tâm cá nhân gần gũi, giao tiếp bằng mắt, được xoa dịu bằng giọng nói hay những âm thanh dễ chịu của con người và tự nhiên”. Và bởi sự mất kết nối ấy-hậu quả của đời sống hiện đại ngày càng bận rộn-họ phải cầu viện tới thế giới ảo để tìm lại xúc cảm bên trong.

Các nhà nghiên cứu từ đại học Sheffield, Anh từng có nghiên cứu không chính thức (công bố trên tạp chí trực tuyến PLOS.ONE) về ASMR, xem nó có ích thật sự hay chỉ đem lại cảm giác. Trong nghiên cứu, họ cho hơn 1.000 người tham gia xem video thường và video ASMR, đo đạc các thông số nhịp tim, độ phản hồi cảm xúc trên da và làm bản khảo sát về phản ứng của cảm xúc như thích thú, bình tĩnh, buồn... Kết quả cho thấy những người có trải nghiệm ASMR thường xuyên có trạng thái tâm lý tích cực ở mức cao nhất và ngược lại; nhịp tim chậm hơn khoảng 3,14 lần/phút so với người không có; phản hồi cảm xúc đo trên da cũng tốt hơn.

Hà Bi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sân bay Nội Bài chạy thử ba làn thu phí tự...

0
(SGTT) - Trong ngày đầu chạy thử ba làn thu phí tự động không dừng đã có hơn 11.000 lượt xe được thu phí...

Vinh danh những nhà tiếp thị xuất sắc giúp nâng tầm...

0
(SGTT) - Giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 tôn vinh các nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia marketing, nhà quản trị chiến...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Phát động cuộc thi thiết kế áo bà ba lần đầu...

0
(SGTT) - Nhằm lan toả nét đẹp văn hoá trong trang phục áo bà ba của dân tộc đến với thế hệ trẻ, dự...

Chỉ 10% người tiêu dùng thực hiện tuyên bố của họ...

0
(SGTT) - Có 72% người tiêu dùng Việt được khảo sát nói sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm thân thiện môi trường,...

Huế công bố 54 sản phẩm du lịch ấn tượng năm...

0
(SGTT) - Sau 4 tháng triển khai, chương trình bình chọn "Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế" năm 2024 đã tìm...

Kết nối