Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Cách lựa chọn và sử dụng gậy khi trekking

(SGTT) - Hành trang không thể thiếu trong những chuyến trekking đó chính là gậy. Vậy làm thế nào để lựa chọn và sử dụng gậy trekking đúng cách?

Tại sao phải dùng gậy khi trekking?

  • Gậy trekking giúp bạn giữ thăng bằng trong quá trình trekking trên các địa hình không bằng phẳng: lên xuống dốc, đi qua bãi đá hay suối và cả đường bằng phẳng.
  • Có thể sử dụng một gậy hoặc hai gậy, giống như bạn thêm một hoặc hai chân nữa. Nếu bạn mất thăng bằng thì gậy sẽ trụ lại giúp bạn không té, giảm ảnh hưởng các khớp và nhất là tinh thần bạn vững vàng, tự tin để đi qua địa hình khó.

Và khi bạn sử dụng đúng cách, dồn lực lên gậy sẽ giảm tải trọng lên đôi chân giúp đi nhanh hơn, đỡ mệt.

Cách lựa chọn gậy trekking

Gậy trekking có thể điều chỉnh độ dài, gấp gọn, nhẹ và tay cầm giúp giữ chặt gậy làm bạn giữ thăng bằng tốt hơn và giảm áp lực lên đầu gối. Ở đầu gậy có gắn đầu để bám đất, chống trơn hoặc lún và một số loại có thể lò xo để giảm sốc lên tay bạn.

- Đầu tiên bạn chọn sử dụng một hay hai gậy, lời khuyên hai gậy vẫn tốt nhất.
- Kế tiếp chọn đồ dài gậy phù hợp, hiện tại đa phần gậy đều có thể chỉnh được chiều dài.
- Và chọn tính năng của gậy:
• Chất liệu: hiện tại nhôm vẫn phổ biến vì rẻ, kế tiếp từ carbon đắt hơn nhưng nhẹ và cứng cáp hơn.
• Cơ chế khóa: khóa gập - cứng cáp nhất (dòng trung bình cao đa phần dùng kiểu khóa này), khóa xoắn hay vặn - thao tác đơn giản nhưng dễ tuột nếu khóa không kĩ, khóa chốt đẩy - nhanh lẹ nhưng gậy không cứng cáp bằng hai cách khóa trên.
• Cách gập: thường gậy chia ba đoạn, hai ống đẩy vào trong một ống cho gọn. Còn một loại chia thành ba khúc để gập, loại này dành cho dân chạy trail (chạy địa hình) nhiều hơn vì thao tác bung và gấp nhanh.
• Đầu gậy: thường đầu nhọn để bám đất không trượt (khi mới mua đầu gậy được gắn bảo vệ, nhớ gỡ ra), phía trên có phần chống lún cho trường hợp đi đường lầy.

Hướng dẫn sử dụng gậy trekking

  •  Điều chỉnh độ dài của gậy cho phù hợp bản thân: chỉnh gậy làm sao để gậy chạm đất và vuông góc, khủy tay góc vuông 90 độ.

  • Độ dài gậy không đúng có thể làm mỏi cánh tay, vai và cổ. Người có chiều cao <1m5  nên chọn gậy khoảng 100cm, người cao từ 1m5-1m6  chọn gậy 110cm, người cao từ 1m6-1m7 chọn gậy 120cm và gậy 130cm dành cho người có chiều cao >170cm.

  • Đối với lên dốc hãy rút ngắn gậy 5-10cm để tránh tay và vai phải nâng lên cao hơn đi đường bằng, làm mỏi các cơ. Xuống dốc kéo dài 5-10cm để giữ thăng bằng khi đi xuống tốt hơn.
  • Dây đeo cổ tay: lòn tay vào trong dây, kéo xuống (như trong hình) và nắm lấy gậy. Nó sẽ hỗ trợ cổ tay bạn không gặp vấn đề và giữa gậy nếu bị rơi ra.

  •  Đi bộ tự nhiên: vung gậy theo bước chân và cắm xuống đất
  • Cắm hai gậy cùng lúc: trường hợp lên hoặc xuống dốc, cắm hai gậy xuống và di chuyển hai bước chân, tiếp tục cắm hai gậy. Dồn một ít lực tay và vai lên gậy, sẽ giảm sức nặng cho đôi chân và giữa thăng bằng tốt hơn.

Phùng Quang Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Ninh Bình trải nghiệm cắm trại bên hồ Đàm Thị

0
(SGTT) - Hồ Đàm Thị tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nằm ngay trước quần thể chùa Bái...

Ngắm lá phong đỏ, hoa đào nở sớm ở Nhìu Cồ...

0
(SGTT) - Núi Nhìu Cồ San thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60km, cuốn hút...

Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành...

0
(SGTT) - Nằm tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, khu vực mỏ đá Bình Minh đang trở thành điểm...

Ngắm ‘cổng trời’ trên núi Ngũ Chỉ Sơn

0
(SGTT) - Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn có độ cao 2.858m so với mực nước biển, tọa lạc tại xã Tả Giàng Phình, thị xã...

Ngắm thác, săn mây trên hành trình chinh phục Lùng Cúng

0
(SGTT) – Đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20km,...

Hồ Suối Trầu, điểm cắm trại cuối tuần ở Khánh Hòa

0
(SGTT) - Hồ Suối Trầu nằm tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45km....

Kết nối