Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Trải lòng của một nữ hướng dẫn viên – “người thổi hồn” cho các chuyến du lịch

(SGTT) - Ba năm gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch, chị Nguyễn Thị Lan Ngọc (TPHCM) luôn xem khách hàng là người thân trong gia đình, tìm thấy nhiều hạnh phúc với nghề.

Chị Nguyễn Thị Lan Ngọc hiện từng có thời gian công tác tại Công ty du lịch Vietravel, Ulux Travel. Hiện chị đang là hướng dẫn viên tự do thị trường nội địa (Phan Thiết, Đà Lạt, miền Tây…) và nước ngoài (Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc).

Nghề thú vị nhưng cũng nhiều thách thức
Hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Thị Lan Ngọc tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Ảnh: NVCC

Đối với chị Ngọc, việc theo đuổi nghề hướng dẫn viên là chấp nhận sống vì khách hàng hơn là bản thân, thức khuya dậy sớm hay làm những việc cực nhọc trên tour là chuyện "thường tình", không hề phân biệt nam nữ mà đã nhận tour là phải hết mình.

So với hướng dẫn viên nam, hướng dẫn viên nữ có một số điều bất lợi như không thể đảm bảo sức khỏe cho những tour dài ngày, không duy trì được nhịp độ trong suốt hành trình khi di chuyển nhiều, chị Ngọc nói.

Bên cạnh đó, do đặc thù của nghề nên người hướng dẫn viên cần quán xuyến nhiều việc từ chăm sóc khách hàng, thuyết minh, làm việc với khách sạn, nhà xe… Đặc biệt, việc quan tâm đến khách hàng lớn tuổi, trẻ em càng phải được chú trọng nhiều hơn. Do đó, các bạn nữ hướng dẫn viên cần phải duy trì lòng yêu nghề, tìm niềm vui trong công việc để tránh “nản” trong thời gian đầu.

Chị Ngọc chia sẻ nghề hướng dẫn du lịch khá thú vị vì được đến nhiều địa điểm mới, ăn những món đặc sản hay check-in sang chảnh… nhưng cũng không ít gian khổ, nhất là với nữ giới. Công việc của người hướng dẫn viên bắt đầu từ khi nhận lệnh điều tour của công ty đến khi tạm biệt khách. Trong suốt quá trình này, hướng dẫn viên sẽ phải xử lý rất nhiều việc và luôn phải đi sớm về muộn.

Trong ba năm gắn bó với nghề, chị cho rằng ngoài những nghiệp vụ của nghề, thì người hướng dẫn viên cần giữ năng lượng tích cực để luôn mang lại nhiều vui cho khách. Nhiệt tình hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi và linh hoạt phối hợp để xử lý vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, với vai trò là “đại sứ văn hóa”, hướng dẫn viên cần phải truyền đạt thông tin chính xác, kịp thời và thú vị cho du khách.

Để làm tốt, phải xem khách hàng là gia đình

Chị Ngọc cho rằng, sự chân thành chính là “chìa khóa” để chinh phục khách hàng. Chị đều xem mọi khách hàng là người thân của mình, luôn quan sát và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời để du khách có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất.

Chị Ngọc (bìa phải) luôn xem khách hàng là người thân trong gia đình. Từ đó, chị cũng nhận lại nhiều tình cảm từ du khách. Ảnh: NVCC

“Có những việc nhỏ thôi. Nhưng mình nghĩ sẽ mang đến cho du khách nhiều niềm vui trong chuyến đi. Ví dụ như mình luôn đứng trước cửa xe để dìu các cô chú lớn tuổi và các em nhỏ; khi ăn thì quan tâm, hỏi han mọi người ăn có ngon không, cần thêm gì không, khi nào khách ăn gần xong thì mình mới vội ăn bữa cơm của mình cho kịp hành trình… Nghề hướng dẫn viên là vậy, ai nói khổ chứ mình thấy vui lắm. Khách hài lòng thì xem như mình thành công và hạnh phúc lắm” – Chị Ngọc bộc bạch.

Hướng dẫn viên chính là “cái hồn” của chuyến đi. Nhiều khi hành trình hôm ấy thời tiết không đẹp, bữa ăn chưa ngon… lúc đó vai trò của hướng dẫn viên càng được thể hiện, khéo léo để mang đến cho du khách những trải nghiệm khác để “bù đắp”.

Chị Ngọc tâm sự, hướng dẫn viên nữ cũng có nhiều lợi thế. Đó chính là óc quan sát, sự nhỏ nhẹ, nhún nhường trong cách giải quyết vấn đề. Điều đó khiến du khách thoải mái và sẵn sàng hợp tác trong suốt hành trình.

“Vượt dịch” và niềm tin với nghề

“Khoảng thời gian du lịch 'đóng băng' do dịch bệnh, vì thế mà hướng dẫn viên cũng ế luôn”, chị Ngọc cười nói. Trong thời gian đó, cũng như nhiều hướng dẫn viên khách, chị Ngọc cũng trải qua nhiều nghề khác nhau để “mưu sinh”, từ làm nhân viên chăm sóc khách hàng đến làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, “máu du lịch” vẫn chảy trong người, chị luôn mong muốn du lịch hồi sinh để trở lại với nghề sớm nhất.

Dù du lịch "đóng băng", những chị Ngọc vẫn "giữ lửa" đam mê và mong muốn được trở lại với nghề. Ảnh: NVCC

Chị Ngọc nói “Mình tin chắc du lịch sẽ thật sự bùng nổ trong thời gian tới. Bây giờ mọi người cũng “cuồng chân” lắm rồi”. Mặc dù hiện tại đang có công việc tương đối ổn định, nhưng chị Ngọc cũng dành thời gian cuối tuần để nhận tour, bắt đầu “hòa nhịp” lại với nghề.

Chia sẻ với những bạn sinh viên đang theo học ngành hướng dẫn viên, chị Ngọc tâm sự “Với ngành hướng dẫn viên, sinh viên được học rất nhiều kỹ năng mềm. Vì thế, các bạn cũng đừng quá lo lắng về cơ hội việc làm. Sinh viên ngành hướng dẫn viên sẽ rất dễ dàng thích ứng với các ngành nghề khác như chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, truyền thông… Tuy nhiên, nếu du lịch “bùng nổ” thì cơ hội cho các bạn là rất lớn. Được làm đúng chuyên ngành, đúng đam mê thì vui hơn rất nhiều”.

Nguyễn Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chi hội HDV du lịch TPHCM sẽ đẩy mạnh công tác...

0
(SGTT) - Sáng nay, 8-5-2024, chi hội Hướng dẫn viên du lịch TPHCM, trực thuộc Hiệp hội Du lịch TPHCM, đã tổ chức Đại...

Gặp nữ hướng dẫn viên U70 đạp xe trong 34 ngày...

0
(SGTT) - Ở tuổi 65, chị Dương Minh Phượng, hiện là hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật, chọn gắn bó với chiếc xe...

Sắp tổ chức hội thi Hướng dẫn viên Du lịch giỏi...

0
(SGTT) - Theo thông tin từ Sở Du lịch TPHCM, Hội thi Hướng dẫn viên Du lịch giỏi TPHCM mở rộng năm 2022 sắp...

Nữ HDV và câu chuyện 12 năm làm HDV tại điểm...

0
(SGTT) - Suốt 12 năm gắn bó với nghề hướng dẫn viên (HDV) tại Khu Công viên tượng đài Long An, chị Lê Thị...

Gặp chàng HDV 12 năm ‘cầm cờ, cầm míc’ qua 49...

0
(SGTT) - Sau quãng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ trở lại....

Nữ HDV U70 đạp xe trăm cây số ‘phà phà’, nuôi...

0
(SGTT) - Ở tuổi 62, chị Dương Minh Phượng, sống ở TPHCM luôn đồng hành cùng chiếc xe đạp trong những ngày rảnh rỗi....

Kết nối