Những cơn mưa to đầu mùa đã làm nhiều điểm ở TPHCM ngập sâu và thời gian ngập kéo dài, khiến việc đi lại và sinh hoạt của nhiều người dân bị đảo lộn. Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM, từ đầu mùa mưa đến nay, cơn mưa trong ngày 19-5-2018 có vũ lượng lớn nhất với 119,3 mm. Trận mưa này đã làm 32 tuyến đường, trong đó có 10 tuyến đường ngập nặng với tổng diện tích ngập từ 640 m2 đến 3.500 m2. Thời gian rút nước kéo dài từ 30 phút đến 5 giờ.
10 điểm bị ngập nặng khi mưa to và các tuyến đường tránh:
1. Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) khi bị ngập, người dân có thể đi theo những lộ trình tránh sau:
- Từ trung tâm TPHCM về quận Bình Thạnh: Đi đường Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Từ trung tâm thành phố về quận 2, 9, Thủ Đức: Đi theo hướng hầm vượt sông Sài Gòn - xa lộ Hà Nội.
2. Đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh)
- Từ Bình Thạnh, Thủ Đức về trung tâm thành phố: Đi hướng ngã tư Bình Triệu - Phạm Văn Đồng - Nơ Trang Long - Đinh Tiên Hoàng - cầu Bông.
- Từ trung tâm thành phố về Bình Thạnh, Thủ Đức: Đi Xô Viết Nghệ Tĩnh - Hàng Xanh - quốc lộ 13.
3. Đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh)
- Từ Bình Thạnh, Thủ Đức vào trung tâm thành phố: Đi quốc lộ 13 - Đinh Bộ Lĩnh - Hàng Xanh - Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Từ trung tâm ra Bình Thạnh, Thủ Đức: Đi Xô Viết Nghệ Tĩnh - Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn.
4. Đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh)
- Từ Bình Thạnh, Thủ Đức vào trung tâm: Đi Phạm Văn Đồng - Ngã tư Bình Triệu - Đinh Bộ Lĩnh, hoặc Nơ Trang Long - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Ngã Tư Hàng Xanh - Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Về Bình Thạnh, Thủ Đức: Đi Xô Viết Nghệ Tĩnh - Hàng Xanh - quốc lộ 13.
5. Đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7 đoạn từ số 805 đến đường Phú Thuận)
- Tuyến đường tránh: Nguyễn Lương Bằng - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ - trung tâm thành phố.
6. Đường An Dương Vương (đoạn từ Tân Hòa Đông - Bà Hom, quận 6)
- Từ quận 6 vào trung tâm thành phố: Đi Kinh Dương Vương - Hồng Bàng hoặc Lý Chiêu Hoàng - Võ Văn Kiệt.
7. Đường Phan Anh (quận Bình Tân)
- Từ quận 6, Bình Tân vào trung tâm thành phố: Đi đường Hiệp Tân - Hòa Bình - Lãnh Binh Thăng - Ba Tháng Hai.
8. Đường Cây Trâm (quận 12)
- Từ quận 12 vào trung tâm: Đi Lê Văn Thọ - Quang Trung - Tân Sơn - Phạm Văn Bạch - Trường Chinh - Cộng Hòa - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa
9. Đường Phan Huy Ích (quận 12)
- Từ quận 12 vào trung tâm thành phố: Di chuyển theo hướng Quang Trung - Tân Sơn - Phạm Văn Bạch - Trường Chinh - Cộng Hòa - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
10. Đường Nguyễn Văn Quá (quận 12, ngập đoạn từ đầu đường Song hành quốc lộ 22 đến đường Quang Trung gần khu vực Chợ Cầu)
- Người đi đường có thể chọn cách đi vào các con hẻm dẫn vào các khu dân cư phía sau sân vận động Cây Sộp và đi về hướng quốc lộ 1A hướng về cầu vượt công viên phần mềm Quang Trung để tránh ngập.
Theo Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM, cũng có 22 tuyến đường cũng bị ngập nhưng thời gian rút nước nhanh là đường Mai Thị Lựu, Tô Hiến Thành, Trường Sơn, Lê Quang Sung, Tôn Thất Hiệp, Phạm Văn Chiêu, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư, Dương Văn Cam, Chánh Hưng, Phan Văn Hớn…
Các biện pháp chống ngập
Để chuẩn bị ứng phó với tình hình ngập lụt trong mùa mưa, triều cường năm 2018, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho biết đến tháng 4-2018 đã nạo vét 384.395 km lòng cống thoát nước, duy tu nạo vét 10 tuyến (4.656 km) kênh rạch và cửa xả, sửa chữa 1.209 hầm ga; thay 475 cống bị xuống cấp có khả năng sụp; mở rộng 793 miệng thu nước và thay 2.018 nắp hầm ga; nạo vét 7.668 hầm ga, nạo vét 36.201 máng của hầm ga thu nước...
Lê Anh - Văn Nam