Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Người Việt dành 70 phút/ngày xem Youtube

(SGTT) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội với phương thức đưa tin nhanh chóng, mới mẽ đã khiến các phương tiện truyền thông truyền thống khó giữ được vị thế như trước. Qua các số liệu thống kê, thời gian khán giả dành cho việc xem video trên YouTube, Facebook đang ngày càng tăng. Điều này trở thành thách thức lớn với các đơn vị truyền thông truyền thống.
Báo chí truyền thống trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngày 24-12, tại Hội nghị Báo chí toàn quốc "Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022" với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, ông Lê Quang Minh, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, cho biết trong bối cảnh báo chí bị tác động mạnh mẽ bởi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc sản xuất chương trình chỉ là điều kiện cần. Bởi xây dựng hệ thống phân phối để tiếp cận nhanh nhất tới khán giả mới là vấn đề cốt lõi của nhiều tờ báo hiện nay.

Hiện một số cơ quan đang rất vất vả để nâng cao chất lượng chương trình, bài viết nhưng lại quên mất tầm quan trọng của phân phối để rơi vào cảnh “áo gấm đi đêm”.

Theo ông Minh, mỗi ngày, người Việt Nam đang dành tới 70 phút để xem video trên Youtube, phạm vi tiếp cận của Youtube với người Việt đã đạt trên 45 triệu (từ 18 tuổi trở lên). Theo Youtube Brandcast Delivery vào tháng 10-2021, không chỉ trên màn hình máy tính và điện thoại thông minh, Youtube đã tiếp cận tới 25 triệu người trên màn hình smartTV.

Ngoài Youtube, người dùng Việt Nam còn dành nhiều thời gian xem video trên Facebook Watch, TikTok, các ứng dụng xem truyền hình Internet (VTVGo, FPT Play, TV30…) hay còn gọi là OTTT.

Trong báo cáo “Tương lai của Truyền hình” được The Trade Desk công bố năm 2020 đã lần đầu tiên dùng từ “Tạm biệt Truyền hình, xin chào OTTT”. Trong báo cáo này, Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á cùng với Philippines với 36 triệu người xem OTTT.

Trong số này, 70% số người được hỏi cho biết thời gian yêu thích của họ để xem OTTT là vào buổi tối từ 20:00-24:00, tức là cạnh tranh trực tiếp với khung giờ vàng của Đài truyền hình truyền thống.

Ông Minh cho biết một câu nói nổi tiếng trong tiến trình số hóa của các đài truyền hình là truyền hình truyền thống sẽ ngày càng mất vị thế nhưng nội dung truyền hình sẽ ngày càng phát triển.

Lấy một ví dụ đơn giản để giải thích quá trình tái phân phối nội dung truyền hình trong bối cảnh cuộc cảnh mạng số, sẽ ngày càng ít người về nhà lúc 19:00, 20:00 và ngồi trước tivi để xem một bản tin thời sự 45 phút.

Tuy nhiên, nếu các đài truyền hình chia nhỏ các tin bài, phóng sự và đưa lên các nền tảng số, số lượng khán giả nhiều khi còn tăng lên do tiếp cận được với người dùng trẻ vốn sinh hoạt thường xuyên trên mạng xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021.

Để thực hiện chuyển đổi số trong báo chí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cùng với hình thành cơ sở dữ liệu, mỗi cơ quan báo chí cần quan tâm đến năng lực xử lý dữ liệu của đơn vị mình mà còn liên quan đến các ngành khác. Các tác phẩm báo chí “nói có sách, mách có chứng” bằng số liệu; thậm chí là những số liệu qua phân tích nhiều dữ liệu khác mới định hướng, trả lời được mong mỏi của công luận.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam có chương trình hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số, xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo Vietnamnet, cho biết không phải cơ quan báo chí, truyền thông nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư để cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và mua sắm trang thiết bị, nâng cấp máy móc.

Hiện một số cơ quan vẫn hiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Trình độ, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ, phân tích dữ liệu thông tin của nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng đủ.

Chuyển đổi số là một sân chơi mới, nơi tòa soạn và các tờ báo có thể tương tác trực tiếp với khán giả, hiểu đối tượng khán giả và đo lường chính xác hiệu quả tuyên truyền của tờ báo. Mục tiêu hướng tới của các tòa soạn không chỉ phải giỏi nghề, họ còn phải giỏi cả công nghệ đê tối ưu hóa quá trình phân phối này.Để trở thành kênh thông tin thu hút được nhiều khán giả, các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh việc xây dựng các kênh phân phối, nền tảng số đang sở hữu và vận hành.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quy định mới...

0
(SGTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo thông tư quy định về việc chuyển...

Cần Thơ chú trọng an toàn thông tin trong chuyển đổi...

0
(SGTT) - Nhằm nâng cao nhận thức về bảo mật và an toàn thông tin trong chuyển đổi số cũng như tìm kiếm giải...

Chuyển đổi số để hiểu và phục vụ bạn đọc tốt...

0
(SGTT) - Thêm phiên bản thu phí với nội dung riêng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chatbot để tìm thông tin, đưa...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

AI mở rộng cánh cửa thị trường cho sản phẩm số

0
(SGTT) - Các doanh nghiệp toàn cầu đã nhận ra sức mạnh của AI trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm...

TPHCM: Đưa toàn bộ hoạt động hành chính lên nền tảng...

0
(SGTT) - Để năm 2025 các thủ tục liên quan đến hành chính diễn ra được trên nền tảng số thì ngay từ bây...

Kết nối