Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Ngày mai 10-12, thành phố bắt đầu tiêm mũi 3 từ 10-12, thêm hơn 1,5 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 AstraZeneca về Việt Nam

(SGTT) -  Ngày mai (10-12), TPHCM sẽ bắt đầu tiêm mũi vắc-xin bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sau 6 tháng. Trong ngày 9-12, lô vắc-xin phòng Covid-19 AstraZeneca về đến Việt Nam, đạt mốc 30 triệu liều và hoàn thành giai đoạn đầu của hợp tác cung ứng vắc-xin giữa hai công ty AstraZeneca và VNVC với sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Vào ngày 10-12, TPHCM sẽ triển khai tiêm liều bổ sung, nhắc lại từ 10-12, ưu tiên tiêm trước liều bổ sung ngay trong tháng 12, từ tháng 1-2022 tiêm liều nhắc lại, trong 2022 tiêm liều nhắc lại cho toàn thể người dân thành phố. Vắc-xin sử dụng tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại sẽ là vắc-xin mNRA và vector virus như Pfizer, Moderna, AstraZeneca...

Bên cạnh đó, trong ngày 9-10, AstraZeneca và VNVC đã đưa hơn 1,5 triệu liều vắc-xin Covid-19 về Việt Nam, đạt mốc 30 triệu liều và hoàn thành giai đoạn đầu của hợp tác cung ứng vắc-xin. Như vậy, giai đoạn một cung ứng 30 triệu liều vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca đã hoàn thành.

Giai đoạn 2 sẽ được bắt đầu cung ứng vào cuối tháng 12-2021 và tiếp tục trong năm 2022. Trong giai đoạn này, AstraZeneca cung ứng thêm 25 triệu liều vắc-xin.

Vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca là vắc-xin đầu tiên được cấp phép và sử dụng trong chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 của Việt Nam.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 3-2021 đến hết ngày 7-12-2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng trên 156 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, Bộ Y tế đã phân bổ 99 đợt vắc-xin phòng Covid-19 với tổng số 142,2 triệu liều, còn khoảng hơn 14 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc-xin.

Ngày 9-12: Việt Nam có 15.311 ca mắc Covid-19

Tính từ 16:00 ngày 8-12 đến 16:00 ngày 9-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.311 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 15.300 ca ghi nhận trong nước tại 61 tỉnh, thành phố

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bến Tre giảm 223 ca, Hải Phòng giảm 207 ca và Trà Vinh giảm 148 ca.

Ngoài ra, những địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội tăng 426 ca, Tiền Giang tăng 261 ca và Cà Mau tăng 209 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.322 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 9-12. Ảnh: Bộ Y tế
Người nhập cảnh tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sẽ được tự cách ly tại nhà

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với Bộ Y tế và các Bộ, ngành về rà soát công tác phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo Tuổi trẻ Online, đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, có kết quả xét nghiệm âm tính chỉ tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà với thời gian bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Đối với người chưa tiêm vắc-xin phải có cơ sở cách ly trong nước với thời gian, điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho bà con và tổ chức tiêm vắc-xin.

Các hoạt động nào ở Bà Rịa - Vũng Tàu được mở lại từ ngày 10-12?

Ngày 9-12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố kế hoạch về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 " trên địa bàn, theo 4 cấp độ dịch.

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch nhưng phải định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ được hoạt động ở cấp độ dịch 1 và 2; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc. Tại cấp độ 3, 4 thì hạn chế hoạt động; UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.

Nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động ở cấp độ 1, 2, 3; có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc; bị hạn chế hoạt động ở cấp độ 4.

Bình Dương: Số F0 tăng nhanh dù tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 rất cao

Ngày 9-12, BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, cho biết đơn vị đang rà soát lại việc tiêm vắc-xin liều cơ bản, đồng thời thống nhất tổ chức tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại cho người dân trên địa bàn.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại địa phương này liên tục tăng nhanh sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, mặc dù tỷ lệ bao phủ vắc-xin của Bình Dương rất cao.

Từ tháng 12-2021, Bình Dương bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm đủ 2 mũi) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...

Cơ sở tiêm chủng sẽ sử dụng vắc-xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc-xin Pfizer và tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc-xin.

Giám đốc Sở Y tế: Hà Nội có khoảng 90 - 92% bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng

Theo báo Thanh niên, tại cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sáng 9-12, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nêu dự báo tình hình số ca mắc Covid-19 vẫn tăng cao, có thể dự báo số ca mắc lên 1.000 ca/ngày trong thời gian sắp tới. Dịch đã lây lan trong cộng đồng, nguy cơ bùng phát rất cao tại tất cả quận, huyện, thị xã và có thể xuất hiện biến chủng Omicron lây lan cao hơn Alpha, Delta.

Tuy nhiên, theo bà Hà, tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc-xin hiện nay tại Hà Nội đã rất cao, trên 95% nên dù số ca mắc tăng cao nhưng hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng có thể điều trị tại nhà, tại y tế cơ sở.

Tại Hà Nội có khoảng 90 - 92% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng và khoảng 8% bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng, nguy kịch. Thành phố đã có giải pháp đáp ứng điều trị 100.000 ca bệnh và phân luồng, tầng khoa học làm sao không quá tải các tầng trên.

Với bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà, tại cơ sở. Đồng thời, thành lập các cơ sở thu dung tuyến thành phố, đáp ứng khoảng 22.000 giường bệnh, tuyến quận, huyện là 70.000 giường bệnh, còn lại các bệnh viện thu dung bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch khoảng 8.000 giường bệnh.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các loại vaccine phòng Covid-19 nội địa giờ ra sao?

0
Trong đại dịch Covid-19, ba loại vaccine phòng Covid-19 nội địa là ARCT-154, Covivac và Nanocovax đã từng được kỳ vọng có mặt sớm,...

Người dân tranh thủ đi tiêm vaccine Covid-19 trong những ngày...

0
Dù đang trong kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày nhưng nhiều người dân tại TPHCM vẫn không quên phòng dịch bằng cách rủ nhau...

Lo ngại biến thể mới, người dân TPHCM đi tiêm vaccine...

0
Trước thông tin TPHCM ghi nhận biến thể phụ XBB.1.5 và miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có xu hướng giảm, những ngày qua,...

Biến thể BA.5 xuất hiện, TPHCM lo ngại số ca mắc...

0
Theo ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhiều quận huyện hiện có tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi nhắc lại...

Chưa có chế tài xử phạt nếu người dân ký cam...

0
Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), việc người dân phải ký xác nhận khi không tiêm vắc-xin phòng...

Người dân TPHCM xếp hàng dài chờ tiêm vắc-xin phòng Covid-19...

0
Rất đông người dân xếp hàng dài chờ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thành phố Thủ...

Kết nối