Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Hơn 4.000 học sinh lớp 1 ở TPHCM là F0, đang phải cách ly

(SGTT) - Trẻ lớp 1 ở TPHCM sắp đi học trực tiếp, tuy nhiên thống kê mới đây của Sở GD&ĐT TPHCM cho thấy hiện tại thành phố có 2.781 em mắc Covid-19, 1.446 em đang phải cách ly và 5.651 em đang ở tỉnh.
Hiện tại TPHCM có 2.781 em mắc Covid-19, 1.446 em đang phải cách ly và 5.651 em đang ở tỉnh

Theo Pháp luật Online, số liệu được Sở GD&ĐT TPHCM thống kê thông qua khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh về tình trạng của học sinh lớp 1 và việc đi học lại, có tới 2.781 trẻ đang nhiễm bệnh, nhiều nhất ở TP Thủ Đức (662), Hóc Môn (331), Củ Chi (225), quận 12 (287).

Số học sinh đang phải cách ly là 1.446 em, tập trung ở hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức. Trong đó,  nhiều nhất TP Thủ Đức (366), Hóc Môn (316), Tân Bình (105), quận Tân Phú (88), quận 12 (85).

Ngoài hàng nghìn học sinh đang nhiễm bệnh hoặc phải cách ly thì còn có 5.651 trẻ đang ở các tỉnh chưa về lại TPHCM. Trong đó, TP Thủ Đức (1.103), Bình Tân (661), Tân Bình (460), Gò Vấp (341).

Theo hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT TPHCM, các học sinh đang ở tỉnh chưa về được TP, các học sinh đang trong khu vực cách ly, phong tỏa, đang phải cách ly vì nhiễm bệnh, các học sinh có bệnh lý nền (có xác nhận của bác sĩ) tạm thời chưa tham gia học tập trực tiếp. Các em sẽ được trường hướng dẫn tự học qua internet, qua truyền hình và các phương tiện khác.

Ngày 6-12, Việt Nam ghi nhận 14.591 ca mắc Covid-19

Theo bản tin tối 6-12 của Bộ Y tế, hôm nay Việt Nam ghi nhận 14.591 ca mắc mới, trong đó, các địa phương có số ca mắc cao hơn 100 lần lượt là Cần Thơ (1.189), TPHCM (1.174), Tây Ninh (859), Sóc Trăng (793), Bến Tre (699), Đồng Tháp (695), Cà Mau (639), Bình Phước (637), Hà Nội (587), Bà Rịa - Vũng Tàu (569), Vĩnh Long (535), Bình Thuận (485), Bạc Liêu (481), Trà Vinh (466), Khánh Hòa (461), Kiên Giang (364), An Giang (345), Đồng Nai (308), Hậu Giang (291), Tiền Giang (285), Đắk Lắk (269), Bình Dương (226), Bình Định (222), Lâm Đồng (207), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (136), Đà Nẵng (125), Gia Lai (111), Long An (103), Đắk Nông (102), Hà Giang (100).

Bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 6-12

Như vậy, trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.961 ca/ngày. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Trà Vinh (+254), Cà Mau (+195), Hà Nội (+187). Trong khi một số địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TPHCM (-317), Thừa Thiên Huế (-244), Bình Định (-206).

Về số ca khỏi bệnh, tính từ đợt dịch lần 4 đến này là 1.007.590/1.318.381 ca mắc. Liên quan đến tiêm chủng phòng chống dịch Covid-19 trên cả nước ghi nhận ngày 5-12 có 396.664 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm đạt mức 127.828.796 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.393.169 liều, tiêm mũi 2 là 54.435.627 liều.

Với các ca nặng đang điều trị qua thống kê cho thấy có 7.006 ca, trong đó, thở oxy qua mặt nạ là 4.638, thở oxy dòng cao HFNC là 1.445, thở máy không xâm lấn là 162, thở máy xâm lấn là 741 và điều trị ECMO là 20 ca. Số ca tử vong tính đến nay là 26.483 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Năm trường cao đẳng, trung cấp đầu tiên tại TPHCM dạy học trực tiếp từ ngày 13-12

Theo Người lao động, hôm nay, giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội TPHCM (LĐTBXH) đã có công văn gửi các trường cao đẳng, trung cấp về tổ chức hoạt động giáo dục theo kế hoạch số 3997 ngày 30-11 của UBND TPHCM.

Năm trường cao đẳng, trung cấp đầu tiên tại TPHCM dạy học trực tiếp từ ngày 13-12. Ảnh: Phùng My

Trong công văn này, Sở LĐTBXH TP HCM đề xuất từ ngày 13-12, năm trường bao gồm Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ nghề TPHCM, Trường CĐ Lý Tự Trọng TPHCM và Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, được tổ chức học trực tiếp lý thuyết và thực hành cho những sinh viên, học sinh, học viên năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp.

Sở LĐTBXH TPHCM đề nghị người tham gia giảng dạy và học phải là người đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong thời gian không quá 6 tháng; thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.

TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt sài Gòn (1 trong 5 trường được thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp) cho biết trường lên kế hoạch về việc tổ chức học trực tiếp bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực; phương án xử lý khi có trường hợp là F0, nghi là F0, F1... Kế hoạch của trường đã được các cơ quan liên quan thẩm định, trên cơ sở kết quả thẩm định Sở LĐTBXH TP cho phép tổ chức dạy học trực tiếp.

Nhiều người ở TPHCM mất khứu giác sau khi khỏi Covid-19

Vietnamnet đưa tin, ngày 6-12, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, mỗi tháng phòng khám Tai mũi họng tiếp nhận khoảng 150 trường hợp hậu Covid-19 có các vấn đề về khứu giác, vị giác.

Mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng thường gặp ở người mắc Covid-19. Ảnh: Freepik

Các bác sĩ lý giải, mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng thường gặp ở người mắc Covid-19. Khoảng 90% bệnh nhân có thể tự hồi phục sau 4 tuần. Một số ít phải can thiệp điều trị hậu Covid-19.

Theo một nghiên cứu tại châu Âu năm 2020, khoảng 53% người nhiễm Covid-19 bị mất hoặc giảm khứu giác, vị giác. Báo cáo bước đầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho thấy, thay đổi khứu giác và vị giác chiếm khoảng 70%.

Về mặt nguyên nhân, các nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 liên kết với một protein gọi là ACE2 được tìm thấy trên tế bào chủ thể. ACE2 tập trung ở các tế bào trong mũi và miệng. Các nhà khoa học đã tìm thấy ACE2 trên các tế bào nâng đỡ bao quanh tế bào thần kinh khứu giác ở mũi và các tế bào trong nụ vị giác ở lưỡi.

Sự tổn thương của các tế bào này dẫn đến phản ứng viêm và tổn thương thần kinh dẫn đến rối loạn mùi vị.

Dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng các bài tập khứu giác (tập ngửi), sử dụng thuốc corticoid, thuốc tái tạo thần kinh… được chứng minh có hiệu quả và đang tiếp tục được giới chuyên môn y khoa nghiên cứu, bàn luận.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, đặc biệt ở một số công việc như đầu bếp, nước hoa, thử rượu. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới các vấn đề về dinh dưỡng, trầm cảm, lo âu nếu không phục hồi.

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thanh Tài, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, triệu chứng mất khứu giác, vị giác do Covid-19 thường là tạm thời. Khứu giác và vị giác sẽ tự cải thiện trong vòng 4 tuần, người bệnh không nên quá lo lắng.

Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh nên đến các phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng, hậu Covid-19 để được tư vấn chẩn đoán xác định và điều trị phù hợp.

Trường hợp bị mất cảm nhận mùi vị đột ngột nhưng chưa được chẩn đoán xác định mắc Covid-19, người bệnh nên tự cách ly, thực hiện xét nghiệm nhanh và thông báo cho y tế địa phương để được hướng dẫn kịp thời.

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế lo ngại bệnh truyền nhiễm tăng cao trước...

0
So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần... Bộ...

Hà Nội: Bế mạc giải bóng đá dành cho học sinh...

0
(SGTT) - Ngày 18-8-2024, tại TP Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc giải bóng đá Grifted Students Cup 2024, giải đấu dành...

Nhu cầu xe đạp, xe máy điện của học sinh, người...

0
(SGTT) - Doanh thu của các cửa hàng phân phối xe máy, xe đạp điện trong năm nay có sự tăng trưởng tích cực...

‘Cối xay gió’ của một thầy giáo dạy văn

0
(SGTT) -  Bộ phim “Thầy dạy thay” cho thấy cuộc chiến đơn độc của một thầy giáo dạy văn trong thời hiện đại. Cuộc...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Rối ren ngay từ phụ huynh!

0
(SGTT) - Năm học mới bắt đầu. Cuộc họp phụ huynh bao giờ cũng đầy kịch tính. Nhưng kịch tính dù có cao trào...

Kết nối