Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Du lịch giữa mùa dịch: Chùa Bà Thiên Hậu tĩnh lặng giữa trung tâm TPHCM

(SGTT) - Chùa Bà Thiên Hậu nằm trên một trong những trục đường chính của Chợ Lớn nhộn nhịp các hoạt động mua bán. Tuy nhiên, khi đặt chân đến chùa Thiên Hậu, sự êm ả, yên tĩnh của ngôi chùa này khiến tôi bất ngờ.
Nhang vòng tỏa hương thơm trong Chùa Bà Thiên Hậu

Chỉ cách mặt đường một khoảng sân nhỏ, nhưng bên trong chùa Thiên Hậu khác hẳn sự ầm ĩ xung quanh nó. Ngôi chùa này nổi tiếng với những nén nhang vòng treo dưới nắng, tỏa khói thơm trong không gian.

Những khung cảnh này tôi đã xem từ lâu trên tranh ảnh, tuy nhiên hôm nay được chứng kiến tận mắt, tôi cũng không tránh khỏi ngỡ ngàng vì nét đẹp nơi đây.

Chùa được xây dựng theo phong cách đặc trưng của người Hoa, theo lối kiến trúc tam quan, cách điệu, với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang hai bên, giữa các điện là những khoảnh sân ngập nắng. Màu sắc trong chùa khiến tôi mê mẩn, ngoài màu đỏ dĩ nhiên phải có, hai mảng tường phủ kín giấy hồng rực ghi tên và số tiền quyên góp của người dân, trên mái là những phù điêu gốm màu xanh lam, xanh ngọc được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, mô tả lại đời sống người Hoa.

Chùa được xây dựng theo phong cách đặc trưng của người Hoa
Trên mái là những phù điêu gốm màu xanh lam, xanh ngọc được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ.

Khi ai đó đến dâng lễ cho Bà Thiên Hậu, dù to hay nhỏ, cũng sẽ có người đánh một hồi trống. Theo quan niệm từ xa xưa, trống là loại pháp khí dùng để làm hiệu lệnh báo thời gian sớm tối. Ngày nay, tại các đình chùa, trống được sử dụng giúp con người tự mình cảm nhận và lắng nghe những cạm bẫy cám dỗ, lòng tham ghen ghét trong cuộc sống. Không những thế, tiếng trống còn được coi như 1 phần sức mạnh tâm linh, giúp cho các linh hồn được siêu thoát. Vì thế mà mỗi hồi trống vang lên lại khiến người ta an yên hơn chút.

Trần Quang Duy


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Đồng Nai chiêm ngưỡng tượng Đức Mẹ Núi Cúi

0
(SGTT) - Tọa lạc tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi nổi bật với tượng Đức...

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất...

0
(SGTT) - Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố...

Dấu xưa – Hồn phố: Ngôi cổ tự mang danh ‘vắng...

0
(SGTT) - Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nam. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi...

Thăm ngôi chùa cổ có cây thị trăm tuổi ở Hà...

0
(SGTT) – Cách thành phố Phủ Lý khoảng 15km, chùa Cây Thị tọa lạc tại xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam....

Ngôi chùa mang kiến trúc Ấn Độ, có hàng trăm pho...

0
(SGTT) - Với khoảng 145 pho tượng Phật, La Hán được trưng bày, Già Lam cổ tự tọa lạc tại ấp Xẻo Vong C,...

Việt Nam từ trên cao: Ngắm vẻ khác lạ của những...

0
(SGTT) – Với góc chụp từ trên cao, những ngôi chùa cổ ở miền Tây như chùa Hang (Trà Vinh), chùa Chén Kiểu (Sóc...

Kết nối