Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024

Ngày 15-9, cả nước thêm 10.585 ca Covid-19 mới; TPHCM giảm 1.000 ca

(SGTT) - Hôm nay ngày 15-9, Bộ Y tế vừa ghi nhận thêm 10.585 ca mắc mới, trong đó có 2 ca nhập cảnh, 10.583 ca mắc còn lại ghi nhận tại 34 tỉnh, thành.

Cụ thể, 10.583 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (5.301), Bình Dương (3.228), Đồng Nai (808), Long An (424), Kiên Giang (183), Tiền Giang (93), An Giang (59), Quảng Bình (58), Cần Thơ (53), Tây Ninh (48), Đồng Tháp (45), Khánh Hòa (33), Bình Định (31), Bình Phước (27), Đắk Nông (26), Bình Thuận (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Quảng Ngãi (15), Phú Yên (14), Hà Nội (14), Bạc Liêu (13), Cà Mau (10), Thừa Thiên Huế (10), Quảng Nam (9), Đà Nẵng (9), Bến Tre (9), Ninh Thuận (8), Thanh Hóa (7), Vĩnh Long (3), Hưng Yên (3), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Bắc Ninh (1), Lâm Đồng (1) và 2 ca nhập cảnh ghi nhận tại Quảng Bình (2).

Ảnh: Bộ Y tế

Trải qua 24 tiếng, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 87 ca, TPHCM giảm 1.011 ca, Bình Dương tăng 1.050 ca, Đồng Nai tăng 31 ca, Long An tăng 45 ca, Kiên Giang tăng 26 ca.

Kể từ đợt dịch thứ 4 (ngày 27-4) đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 641.244 ca, trong đó có 409.876 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Cũng trong ngày hôm nay, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 250 ca tử vong tại TPHCM (189), Bình Dương (42), Đồng Nai (4), Long An (4), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (2), Phú Yên (1), Trà Vinh (1), Gia Lai (1), An Giang (1), Khánh Hòa (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

80 người tình nguyện tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 Covivac

Sức khỏe và đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) đưa tin PGS.TS Vũ Đình Thiểm - Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết hôm nay ngày 15-9, nhóm nghiên cứu đã tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vắc-xin Covid-19 Covivac tại tỉnh Thái Bình.

Lộ trình tiêm mũi 2, giai đoạn 2 vắc-xin Covid-19 Covivac sẽ tiến hành từ nay đến ngày 20-9. Dự kiến sẽ tiêm cho 374 người tình nguyện (đây là những người đã tiêm mũi 1 đủ 28 ngày).

Giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình với số lượng 375 tình nguyện viên, tiêm 2 nhóm liều 3mcg và 6 mcg và và vắc-xin AstraZeneca (thay vì giả dược như lần 1).

Vắc-xin Covivac do Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển. Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện IVAC, đơn vị này đang chuẩn bị xây dựng đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Cuối tháng 9, nhóm nghiên cứu sẽ xin ý kiến chuyên gia góp ý đề cương này.

Sau khi có kết quả đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn 2 để xác định được liều tối ưu, dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Theo dự kiến, giai đoạn 3 sẽ triển khai trên 4.000 đối tượng ở 3 tỉnh Khánh Hoà, Bắc Ninh và Thái Bình. Trong đó có nhóm đối chứng sử dụng một loại vắc-xin đã được cấp phép.

Bộ Y tế hướng dẫn xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội

Cũng trong ngày hôm nay, Sức khỏe và Đời sống cũng cập nhật, tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố tập trung một số nội dung.

Thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất

Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).

Mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể trong thời gian 14 ngày; Triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp thực hiện nghiêm việc giãn cách, đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, đồng thời tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Vùng đỏ, vùng cam phải xét nghiệm 3 lần trong 7 ngày

Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).

Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần.

Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 tiếng.

Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn. Đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Công điện của Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.

Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.

Tại công điện này, Bộ Y tế nhấn mạnh thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Phùng My tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Kết nối