Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024

TPHCM sẽ làm những gì để kiểm soát dịch trong 1 tháng?

Trong thời gian giãn cách xã hội, TPHCM sẽ triển khai hoạt động Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân (Trung tâm An sinh) và thí điểm các trung tâm tại quận 5, quận 7 và quận 12. TPHCM đã chuẩn bị 1 triệu túi an sinh để sẵn sàng hỗ trợ người dân khó khăn.

TPHCM đẩy mạnh việc thành lập các trung tâm, tổ, nhóm hỗ trợ, cứu trợ với hình thức tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp, kịp thời đáp ứng yêu cầu của người dân.

Từ nay đến ngày 15-9, TPHCM đưa ra hai giai đoạn chống dịch với nhiều giải pháp cụ thể. Thành phố đặt mục tiêu cho từng giai đoạn như giảm 20% trường hợp tử vong, người nhiễm Covid-19 nặng giảm 20%.

Những ngày giãn cách xã hội lượng xe ra đường tại TPHCM rất ít. Ảnh: Lê Vũ

Sáng 15-8, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về sơ kết thực hiện chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã nêu ra các giải pháp mà thành phố thực hiện từ nay đến ngày 15-9.

Nhận định về tình hình dịch bệnh tại TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhận định mặc dù tình hình dịch bệnh đang đi ngang và có xu hướng giảm, tuy nhiên kết quả này chưa bền vững, vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện. Vì vậy, TPHCM đã xây dựng kế hoạch để kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15- 9 với 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ ngày 15-8 đến ngày 31-8

Trong giai đoạn này TPHCM đặt mục tiêu giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong. Không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị.

Mở rộng “vùng xanh”, kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 7, Quận 11.

Giai đoạn 2: Từ ngày 1-9 đến 15-9

Giai đoạn này đặt mục tiêu kiểm soát được tình hình dịch bệnh trước ngày 15-9.

Trong giai đoạn này, TPHCM đặt mục tiêu đến 15-9 số trường hợp tử vong giảm 20%, số trường hợp nặng giảm 20%, số lượng nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày.

Đối với số người nhập viện không quá 2.000 người mỗi ngày, đảm bảo hơn 70% dân số (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1 và 15% dân số được tiêm mũi 2.

Chủ tịch TPHCM cho biết, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả theo nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”, hạn chế tối đa số lượng người dân ra khỏi nơi cư trú và kiểm soát chặt chẽ các đối tượng được phép ra khỏi nhà.

Tại các khu phong tỏa đảm bảo “ngoài chặt, trong chặt” gắn với công tác kiểm tra giám sát, thúc đẩy việc tự quản bảo vệ “vùng xanh”.

Giải pháp về xét nghiệm để khoanh vùng, đối với các khu phong tỏa (các vùng “đỏ”, “cam”) xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu test nhanh theo hộ gia đình.

Đối với các vùng “xanh”, “cận xanh”, “vàng” xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp 5 đại diện hộ gia đình.

Đối với khu vực ngoài khu phong tỏa: giám sát, phát hiện sớm những người có triệu chứng nghi ngờ hoặc người có yếu tố nguy cơ, xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc bằng test nhanh, nếu dương tính thì thực hiện tiếp RT-PCR và xử lý như nghi nhiễm.

Các giải pháp điều trị, TPHCM sẽ tập trung thực hiện hiệu quả 2 trụ cột là chăm sóc F0 tại nhà và điều trị tại bệnh viện. Trong đó việc chăm sóc F0 tại nhà thực hiện xét nghiệm tại nhà, đưa túi thuốc điều trị tại nhà, an sinh tại nhà.

Đối với F0 điều trị tại bệnh viện, sẽ điều chỉnh phân tầng điều trị còn 3 tầng, huy động tất cả các bệnh viện công lập, tư nhân tham gia điều trị, nâng cấp, trang bị cho các cơ sở cách ly có chức năng chữa trị của các quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Song song với việc điều trị, sẽ tổ chức nhiều điểm tiêm vắc-xin cho người dân. TPHCM sẽ cấp vắc-xin và cho doanh nghiệp thuê đơn vị y tế có năng lực để tiêm nhằm mở rộng tỷ lệ bao phủ vắc-xin.

Từ ngày 2-8 đến 14-8, TPHCM ghi nhận trung bình 3.830 ca nhiễm/ngày, nếu so với 13 ngày liền kề (từ 20-7 đến 1-8 là 4.615 ca nhiễm/ngày), số ca nhiễm đã giảm 18%. Bình quân mỗi ngày có 2.500 ca được xuất viện và lũy kế đến nay TPHCM đã cho xuất viện cho 70.727 trường hợp.Việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 lượng xe tham gia giao thông đã giảm 75% so với trước khi thực hiện chỉ thị 16 và tỷ lệ ca nhiễm tại khu phong tỏa chỉ còn 57% (thời điểm đầu tháng Tám tỷ lệ ca nhiễm ở khu phong tỏa là 80%).

Lê Anh

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Kết nối