Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

“Một điều nhịn”… nên làm

Nguyễn Việt Hưng (TPHCM)-

Mới đây, tôi dừng xe khi có đèn đỏ thì bị hai cậu thanh niên chạy xe từ phía sau tông vào đuôi xe. Chuyện lỗi phải rõ như ban ngày nhưng hai cậu thanh niên đó không hề nói xin lỗi mà lại trừng mắt lên với tôi theo kiểu sẵn sàng “nghênh chiến” nếu tôi lên tiếng cự nự họ. Nhìn thấy người của họ trổ đầy hình xăm, thái độ hung hăng có phần xấc xược, tôi không vui nhưng cũng cố dịu lại vì xe không hư ngoại trừ việc bị giật mình. Tôi quay nhìn vào đuôi xe của mình, vừa cười vừa nói: “Không sao đâu!”. Khi nghe tôi nói vậy, hai cậu thanh niên không còn trừng mắt với tôi nữa mà cả hai cũng nhoẻn cười. Vừa tiếp tục đi tôi vừa nghĩ đến thái độ của hai cậu thanh niên và thấy mừng vì mình đã giữ được sự bình tĩnh để nói một câu “hóa giải” một vụ lời qua tiếng lại không cần thiết, dù vẫn thấy buồn với thái độ xấc xược của hai “thằng nhóc” đáng tuổi con cháu của mình. Thật may là không có gì đáng tiếc xảy ra.

Khi đường phố luôn đông đúc và không phải người lái xe nào cũng tuân thủ luật lệ giao thông thì khó tránh khỏi chuyện xe va quệt vào nhau. Nhưng điều đáng nói là hậu quả của các vụ va quệt đôi khi sẽ không nghiêm trọng nếu cả đôi bên giữ được sự bình tĩnh. Còn nhớ ở vụ tại nạn giao thông hôm 4-10, một chàng trai sinh năm 1991, ngụ ở quận Gò Vấp, TPHCM, chỉ vì không làm chủ được bản thân mà đã cãi vả dẫn tới sự xô xát với người va chạm giao thông với mình, khiến người đàn ông sinh năm 1973 bị thương nặng và sau đó tử vong tại bệnh viện. Người thanh niên đó không thể tránh được sự truy tố của pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích dẫn tới chết người. Cậu ấy hẳn rất hối hận vì không kiềm chế được cơn nóng giận của mình nhưng đã quá muộn màng.

Đi đường là phải gánh lấy một áp lực rất lớn, nên khi không may gặp tai nạn thì người ta bực bội và khó giữ được sự bình tĩnh. Xin không đề cập đến những người biết tuân thủ luật đi đường và có thiện ý hòa giải. Thường thấy khi tai nạn xảy ra, những người trong cuộc thường tranh cãi nhau để giành phần có lý cho mình và đẩy phần vô lý cho người đối diện. Những người này không cần biết lý lẽ, không muốn nghe ai nói và không có thiện ý phân giải chuyện đúng sai.

Người xưa từng nói: “một điều nhịn, chín điều lành”, tôi nghĩ nếu ai ai đi đường cũng thuộc nằm lòng câu nói này, cố gắng giữ bình tĩnh để xử lý tình huống thì chắc chắn không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc như câu chuyện ngày 4-10 nói trên. Tôi nghĩ khi một điều nhịn, không chỉ mang tới cho chúng ta chín mà là vô vàn điều có ý nghĩa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Huế công bố 54 sản phẩm du lịch ấn tượng năm...

0
(SGTT) - Sau 4 tháng triển khai, chương trình bình chọn "Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế" năm 2024 đã tìm...

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá vàng thế...

0
(SGTT) - Sáng nay (22-11), giá vàng trong nước tiếp tục tăng giá, trong khi đó giá vàng thế giới chạm mức cao nhất...

Từ năm 2025, xe buýt trợ giá tại TPHCM sẽ thanh...

0
(SGTT) - Dự kiến, từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt sẽ chính thức được áp dụng cho tất cả...

Cần Thơ lần đầu tổ chức Tuần lễ Du lịch –...

0
(SGTT) - Với mục tiêu kích cầu ngành du lịch, dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác của Cụm liên kết...

Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì...

0
(SGTT) - Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê...

Bộ Công Thương yêu cầu không để thiếu hàng, tăng giá...

0
(SGTT) - Bộ Công Thương đề nghị các sở công thương và các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất,...

Kết nối