Chủ Nhật, Tháng mười hai 1, 2024

Mùa dịch, ấm lòng với “người dưng” ở Sài Gòn!

Nhịp đập thị trườngĐời sốngMùa dịch, ấm lòng với "người dưng" ở Sài Gòn!
(SGTT) - Vì những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người dân tại Sài Gòn lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp, không có thu nhập. Nhưng cho dù có khó khăn thế nào, người dân Sài Gòn vẫn bao dung và nghĩa tình, đùm bọc nhau vượt qua dù chỉ là những người dưng.
Một cụ già nhận được một số tiền hỗ trợ của một người phụ nữ lạ tại ngã tư. Có lẽ số tiền này đối với bà hiện nay là rất quan trọng, có thể giúp bà vượt qua khó khăn trong giai đoạn này, nhưng bà cụ đã có một quyết định bất ngờ...
Bà cụ không giữ lại số tiền mà gửi lại cho 1 anh bán vé số gần đó, vì nhận thấy đã quá trưa mà người đàn ông này chỉ bán được vài tờ vé số.
Anh Hồ Tạ Tài quê ở Phú Yên vào Sài Gòn bán vé số từ năm 2007. Từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát, gia đình anh rơi vào hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, có khi mỗi ngày anh chỉ bán được 50 vé, tất cả chi phí sinh hoạt của vợ chồng và 2 con đều phụ thuộc vào "gian hàng" này.
Đường phố Sài Gòn trong những ngày giãn cách thưa thớt xe khiến ông Trần Kiên Cường quê Sóc Trăng chỉ bán được một vài trái dừa dù đã là 14:00 chiều. Ông Cường cho biết: " Hơn 2 tháng nay, gia đình đã phải nợ tiền nhà vì tình hình buôn bán ế ẩm, vợ và con trai tôi cũng đã mất việc vì dịch, may thay bà chủ nhà không hối thúc đóng tiền mà còn hỗ trợ thêm cho gia đình ít vật phẩm khô".
Bà Nguyễn Trúc Quỳnh quê Tiền Giang, mỗi ngày bà Quỳnh đạp xe hơn 30km rong ruổi các quận để bán bánh cam. Bà Quỳnh chia sẻ: "Dù mình đeo khẩu trang, nhưng do tình hình dịch căng thẳng nên người mua cũng ngại tiếp xúc với người bán hàng rong nên cũng chỉ bán cầm chừng để có đồng ra đồng vào, nếu không đi bán, không biết những ngày tháng sắp tới sẽ ra sao.."
Anh Vị Văn Hoàng quê Bến Tre, tranh thủ ăn vội hộp cơm nhận được của một nhóm thiện nguyện để tiếp tục đi bán. "Mai tụi con quay lại, chú cứ ở chỗ này để nhận cơm nha" là câu nói khiến anh Hoàng ấm lòng giữa những khó khăn của hiện tại.
Không có mặt bằng buôn bán, không có đồng lương ổn định, mỗi ngày bà Nguyễn Bé Năm quê Hậu Giang, đẩy xe hàng trên từng con phố nay đã không còn sầm uất vì dịch. Tuy nhiên, bà Năm nhận được một lời mời đứng bán trước cửa của một người lạ vì thời tiết nắng gắt và mặt bằng của họ cũng chưa sử dụng đến.
Từ sau khi thành phố tạm ngưng các tuyến xe buýt vì dịch, ông Nguyễn Thanh Sơn ở quận 4, TPHCM hằng ngày chỉ có thể chạy được 1-2 chuyến xe.

Anh Trương Văn Hiệp ở quê Đồng Nai, trong thời gian phải đóng tiệm vì dịch Covid-19, anh Hiệp đã cắt tóc miễn phí cho những người dân lao động có thu nhập thấp tại khu vực anh đang sống. "Mình có được ngày hôm nay cũng chính là nhờ sự bao dung và giúp đỡ người những người lạ ở Sài Gòn, nên bây giờ mình cũng muốn giúp đỡ lại những người có hoàn cảnh có khó khăn hơn, mình làm được gì trong khả năng gì thì làm thôi", anh Hiệp nói.

Minh Hoàng


Với chuyên đề “Họ sống thế nào trong đại dịch”, chúng tôi muốn khắc họa một bức tranh cuộc sống mà trong đó, từ những người đang không có một công cụ lao động nào trong tay cho đến những doanh nghiệp quy mô lớn, làm thế nào để duy trì và ổn định được “sức khỏe” của mình trong đại dịch.00

Chuỗi nội dung trong chuyên đề này sẽ được đăng tải trên ác ấn phẩm của nhóm Kinh tế Sài Gòn gồm Kinh tế Sài Gòn OnlineSài Gòn Tiếp Thị và The Saigon Times (tiếng Anh).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục