Thứ ba, Tháng tư 22, 2025

Bất an với máy kể chuyện “bẩn” cho trẻ em

Phan Anh (TPHCM)-

3

Thị trường đồ chơi trẻ em tại TPHCM hiện có nhiều loại máy kể chuyện bằng tiếng Việt với nhiều kiểu dáng mà trẻ em yêu thích. Điều đáng lo ngại là những chiếc máy dành cho trẻ em này lại kể những câu chuyện không dành cho trẻ em.

Phần lớn máy kể chuyện này có xuất xứ từ Trung Quốc và được gắn thêm nhãn hàng “sản phẩm trí tuệ” cho tăng phần giá trị. Ngoài mô phỏng các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng như mèo Doraemon, máy còn được làm dưới dạng chiếc giày, điện thoại di động, cuốn sổ tay hay được đặt trong chiếc gối ghiền, gấu bông. Trên mỗi máy có lắp bộ phận cảm ứng (chỉ cần chạm vào là hoạt động) hoặc các phím tùy chọn chức năng kể chuyện, đọc thơ, hát và những âm thanh rùng rợn. Hầu hết là hàng giá rẻ với giá bán sỉ vài chục ngàn đồng mỗi cái. Người bán tháo bỏ bao bì Trung Quốc, đặt lên kệ hàng và nói đó là hàng Đài Loan, Hàn Quốc nhằm đẩy giá bán lên cao.

Đứa cháu sáu tuổi của tôi cũng vừa được bố mẹ cháu mua cho một cái máy kể chuyện hình chú mèo máy Doraemon. Khi được lắp pin vào, máy phát ra lời dẫn câu chuyện đầu dễ thương: “Xin chào, anh Gấu sẽ kể cho các em nghe truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ở những câu chuyện tiếp theo, máy kể chuyện theo kiểu “kinh dị hóa” với cảnh đánh nhau man rợ. Những truyện thần thoại, cổ tích nổi tiếng trong lẫn ngoài nước đều được biến tấu, thay đổi với ngôn từ thô tục rất khó nghe. Ví dụ trong chuyện Thạch Sanh và Lý Thông có một đoạn được kể như sau: “Thạch sanh vung dao chém liên tiếp hàng chục nhát vào con chằn tinh. Nó giãy giụa cố thoát khỏi lưỡi dao tử thần, máu bắn tung tóe. Chưa hả giận, Thạch Sanh lấy dao chọc thẳng vào bụng chằn, ruột nó lòi ra ngoài từng đoạn”. Bên cạnh kể chuyện, máy còn phát những bài thơ, nhạc chế với nội dung nhảm nhí hay những câu chuyện cười trên bàn nhậu. Tệ hại hơn khi máy tả muông thú trong rừng cũng chơi bời, nghiện ma túy.

Thật khó tin một sản phẩm dành cho trẻ em có nội dung “bẩn” cho trẻ em lại được bày bán tràn lan như thế. Ngoài lỗ hổng quản lý của các cơ quan chức năng, còn phải kể đến sự thờ ơ, chủ quan hoặc sự nhận thức chưa đúng của một số phụ huynh khi vô tình dẫn lối để con mình tiếp nhận các sản phẩm chứa văn hóa độc hại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các ‘ông lớn’ ngành thực phẩm tận dụng AI để dự...

0
(SGTT) - Các giám đốc điều hành từ Kellanova, Ingredion và nền tảng phân tích người tiêu dùng Tastewise, cho biết công nghệ tiên...

TSTtourist tung loạt tour văn hóa, lịch sử dịp Hè 2025

0
(SGTT) - Trong dịp Hè 2025, TSTtourist triển khai chương trình “Hè sôi động” với hàng trăm sản phẩm du lịch trong và ngoài...

Tăng 6 triệu, giá vàng miếng lên 124 triệu đồng/lượng

0
(SGTT) - Đầu giờ chiều nay (22-4), giá vàng miếng tiếp tục tăng, chạm mốc 124 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Đây là...

Bộ Xây dựng đề xuất dùng vốn nhà nước hỗ trợ...

0
(SGTT) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự...

Người dân ‘đội nắng’ đi xem dàn máy bay chiến đấu...

0
(SGTT) - Sáng nay (22-4), đông đảo người dân, du khách tập trung để theo dõi đại bác, tiêm kích, trực thăng biểu diễn...

Siết mua bán thuốc kê đơn trên sàn thương mại điện...

0
(SGTT) - Cục Quản lý dược vừa yêu cầu các địa phương kiểm soát tình trạng mua bán thuốc kê đơn trên mạng và...

Kết nối