Thứ hai, Tháng tư 21, 2025

Cẩn trọng khi chọn bác sĩ cho con

Trà My (Hà Nội)-

Ai đang nuôi nấng con nhỏ đều bị chấn động khi nghe nói đến vụ hàng chục bé trai mắc bệnh sùi mào gà sau khi chữa hẹp bao quy đầu ở Hưng Yên. Theo thông tin từ cơ quan chức năng được báo chí trích dẫn, căn nhà nơi đặt phòng khám của vị y sĩ nọ chỉ có một chiếc giường đơn và hai chiếc tủ nhỏ đựng thuốc, chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm… Ngay cả những quy định tối thiểu về vệ sinh vị y sĩ này cũng không bảo đảm như dùng một chiếc găng tay nhiều lần và chỉ dùng một chiếc kéo duy nhất để cắt các vết sùi cho các bệnh nhi.

Điều đáng buồn là người thân của các bé đa số là những người dân nông thôn sống tự nhiên theo kiểu “thấy mọi người đưa con cháu đến phòng khám đó thì mình cũng đưa con mình đến”.

Nghĩ lại thì tôi thấy kiểu tìm bác sĩ của người ở nông thôn hay thành thị cũng na ná nhau – nghĩa là đều đưa con đến vị bác sĩ A, B hay C theo kiểu truyền miệng cho nhau. Điểm khác nhau là tôi (và tôi tin là không ít người khác) có tìm hiểu trước khi chọn vị bác sĩ nào điều trị bệnh cho con mà thôi.

Tôi thường tham khảo bạn bè, đồng nghiệp hoặc tìm trên mạng để tìm sẵn danh sách bác sĩ, phòng khám uy tín. Tôi tìm hiểu xem vị bác sĩ đó hiện đang làm việc ở đâu hoặc nếu đã về hưu thì trước đây đã làm việc ở đâu, chuyên ngành gì. Và trong quá trình khám, với những kiến thức cơ bản, tôi cũng theo dõi xem chuyên môn của họ thế nào. Rồi từ đó tôi mới chọn nơi đó thành nơi khám bệnh quen và tư vấn cho mọi người khi cần. Đặc biệt, tôi không bao giờ chọn những nơi khám bệnh và bán thuốc theo kiểu bóc hết nhãn mác rồi cho vào một gói. Vì tôi thấy việc làm này hết sức nguy hiểm cho người bệnh. Cho con uống thuốc mà không biết uống loại thuốc gì. Trong trường hợp con bị dị ứng hay phản ứng với thuốc thì không thể biết được. Vậy mà kỳ lạ là những phòng khám đó vẫn nổi tiếng, vẫn rất đông bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt và họ vẫn tồn tại ở thành phố lớn chứ không phải là vùng nông thôn.

Đây đó vẫn tồn tại các phòng khám chui, những người làm ngành y một cách cẩu thả, không  quan tâm đến sự an nguy của bệnh nhân. Vì vậy, để giữ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, bạn cần phải tự tìm hiểu, trang bị những kiến thức cơ bản để trở thành người bệnh “thông minh”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

20 thành phố lý tưởng dành cho người thích đi bộ

0
(SGTT) – Từ khảo sát 18.500 người tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạp chí du lịch Time Out đã công bố danh...

Bình Dương đề xuất đầu tư metro kết nối Suối Tiên...

0
(SGTT) - Tỉnh Bình Dương vừa kiến nghị Chính phủ lập hội đồng thẩm định nhà nước để trình Quốc hội quyết định chủ...

7 tuyến đường trung tâm TPHCM cấm xe lưu thông trong...

0
(SGTT) - Từ sau 17 giờ hôm nay (20-4), TPHCM cấm các phương tiện lưu thông tại 7 tuyến đường trung tâm thành phố...

Thăm căn cứ mật của biệt động Sài Gòn trong Thảo...

0
(SGTT) – Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM), từng là cơ sở bí mật của lực lượng...

Mùa loa kèn nở, lá sấu rơi trên phố Hà Nội

0
(SGTT) – Hoa loa kèn - loài hoa đặc trưng của tháng Tư - đã bắt đầu xuất hiện trên các tuyến phố Hà...

Các hãng phân bổ hoạt động như thế nào tại nhà...

0
(SGTT) - Theo thông báo, các chuyến của Vietnam Airlines (trừ ba tuyến đi Côn Đảo, Rạch Giá và Cà Mau) sẽ khai thác...

Kết nối