Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024

Cách sử dụng thảm bấm huyệt một cách tối ưu nhất

(SGTT) - Thảm bấm huyệt là một trong những công cụ sử dụng để giảm đau, kết hợp trong điều trị đau nhức lưng, cổ, giúp thư giãn. Từ xa xưa, những bộ thảm đinh này đã được các tu sĩ tại Ấn Độ sử dụng như một phương pháp đánh thức tiềm năng tự chữa bệnh của cơ thể.

Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh những tác dụng của thảm bấm huyệt nhưng không khó để tìm một nơi bán hay một lời quảng cáo về sản phẩm này. Runner’s World đã tham khảo ý kiến của hai nhà vật lý trị liệu, để tìm hiểu xem liệu công cụ giảm căng thẳng này có thể mang lại lợi ích thực sự hay không?

Thảm bấm huyệt có thực sự hiệu quả như quảng cáo?

Một liệu pháp tự điều trị

Thảm bấm huyệt chứa hàng trăm điểm bằng nhựa cách đều nhau để ấn vào các bộ phận của cơ thể với mục đích giảm căng thẳng.

Theo bà Christine M. Scarano Ward, nhà vật lý trị liệu tại Trung tâm Theradynamics Physical Therapy - Vật lý trị liệu nhiệt động lực học (Mỹ), thảm bấm huyệt là một kỹ thuật y học cổ truyền của Trung Quốc (TCM), khai thác các triết lý của châm cứu và bấm huyệt.

Chúng được thiết kế để kích thích các điểm áp lực gần các kinh mạch của cơ thể, hoặc các đường năng lượng. Không giống như châm cứu truyền thống, thảm bấm huyệt tạo áp lực không xâm lấn lên cơ thể. Thảm sẽ tác động lên toàn bộ vùng cơ thể như lưng, chân, bàn tay hoặc bàn chân.

Thúc đẩy lưu lượng máu

Thảm bấm huyệt thúc đẩy lưu lượng máu đến một khu vực và giải phóng căng thẳng. Vì vậy, chúng là dụng cụ thích hợp để giúp một người phục hồi.

Bà Eric Madia, huấn luyện viên thể lực đồng thời là Trưởng phòng Khoa học Thể thao tại Phòng thí nghiệm Hiệu suất Thể thao (Mỹ), cho biết mỗi ngày người dùng chỉ cần sử dụng thảm bấm huyệt khoảng 20 phút là đã đủ phát huy hiệu quả.

Bà Madia đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều vận động viên khác nhau. Theo bà tất cả những người luyện tập thể thao đều gặp một vấn đề chung là thiếu sức mạnh của bàn chân và mắt cá chân. Đây là lý do chúng ta phải đi giày và tất để bảo vệ chân khỏi những va chạm với mặt đất.

Bà Madia cho biết thêm: “Một tấm thảm bấm huyệt có thể giúp tăng cường sức mạnh cho bàn chân và mắt cá chân bằng cách thúc đẩy lưu lượng máu đến chân, đưa các chất dinh dưỡng và oxy tươi đến các cơ bên trong bàn chân. Nếu bàn chân và mắt cá chân không khỏe, rất khó để duy trì những hoạt động sinh hoạt thường ngày, chứ chưa nói đến việc muốn trở thành một vận động viên giỏi hơn”.

Cơ thể nên được tập quen dần với thảm bấm huyệt

Bà Scarano Ward khuyên mọi người nên đi tất hoặc đặt một chiếc áo gối trên thảm để quen dần. Mọi người cũng có thể ngồi trên ghế và đặt chân lên thảm để kiểm soát tốt hơn áp lực.

Chúng ta nên sử dụng thảm từ 10 - 20 phút mỗi lần để đạt được lợi ích điều trị. Tuy nhiên, nếu một người mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên hoặc vết thương hở thì không nên sử dụng thảm.

Dù có thể được xem là có vài công năng nhất định nhưng theo các chuyên gia, thảm bấm huyệt cũng chỉ dừng lại ở mức như một phương pháp kết hợp trong điều trị những chứng đau nhức, mỏi chân. Nếu tình trạng cơ thể có dấu hiệu nặng và rõ ràng như cơ hông yếu, bị căng, bắp chân căng thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị hiệu quả.

Tâm Anh

Theo Runner’s World

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

“Né” chấn thương trên đường chạy, bí quyết từ “cô gái...

0
(SGTTO) - Để chia sẻ kinh nghiệm rèn luyện bộ môn chạy bộ cho mọi người, cô gái "vàng" của điền kinh Việt Nam...

Lưu ý an toàn khi tham gia DUT 2019

0
(SGTT) - Cuộc đua Marathon Quốc tế Dalat Ultra Trail (DUT) 2019 sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Hãy cùng xem lại các...

Phòng ngừa chấn thương trên đường đua giải Marathon

0
(SGTTO) – Có rất nhiều kiểu bị chấn thương có thể xảy ra với các vận động viên chạy bộ ở các cự ly...

Kết nối