Thứ Sáu, Tháng 7 25, 2025

Hạt cát không hề nhỏ

Hồng Ngọc -

Trong sự phát triển của nền kinh tế, việc đầu tư các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, nhà ở… ngày càng nhiều, và điều này kéo theo nhu cầu sử dụng cát rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua tình trạng khai thác cát vô tội vạ, khai thác trái phép đã gây ra nhiều hệ lụy, hiển hiện rõ nhất là sự sạt lở ở các bờ sông khu vực ĐBSCL.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết vùng ĐBSCL hiện có 406 đoạn sạt lở với tổng chiều dài đến 891 km. Trong đó, có 393 đoạn bờ sông với chiều dài 583 km và 13 đoạn bờ biển cũng bị sạt lở với chiều dài trên 300 km. Chẳng hạn trên địa bàn Đồng Tháp từ đầu năm đến nay đã xảy ra 13 vụ sạt lở với tổng diện tích đất sạt lở bằng nửa héc ta. Còn mới đây, vụ sạt lở một đoạn sông Vàm Nao tại huyện Chợ Mới, An Giang đã nhấn chìm hàng chục ngôi nhà.

Nguyên nhân sạt lở bờ sông thì có nhiều nhưng đa phần được các cơ quan chuyên môn và chuyên gia cho là do khai thác cát quá mức, vượt quá khả năng tự bồi lắng, bồi đắp của dòng sông. Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, chỉ trong năm 2013, tổng lượng bùn cát đọng lại trên các tuyến sông vùng ĐBSCL khoảng 3 triệu m3, trong khi đó, tổng lượng cát bị khai thác lên đến 28 triệu m3, lòng sông sâu thêm, sạt lở xảy ra nơi này nơi kia cũng không có gì khó hiểu.

Điều nguy hiểm là khi khai thác cát quá nhiều sẽ làm địa hình đáy sông thay đổi, từ đó làm cho dòng chảy của nước thay đổi và có thể tác động gây sạt lở không chỉ ngay bờ sông mà còn lấn xa nhiều cây số.

Thị trường cát với nguồn cung luôn thấp hơn cầu và giá ngày càng đẩy lên cao là lực hấp dẫn cho hoạt động khai thác cát. Một tờ báo dẫn lời các chủ vựa cát ở Cần Thơ cho biết, giá cát mịn, cát vàng, cát hạt lớn và cát to sà lan cập mạn bán tại vựa lần lượt 80.000 đồng, 100.000 đồng, 150.000 đồng và 200.000 đồng/m3, tức cao gấp đôi so với đầu năm nay.

Nhu cầu sử dụng cát cho các công trình có thể từ hàng ngàn mét khối, thậm chí đến hàng triệu mét khối nếu là công trình lớn. Một khi vẫn chưa có vật liệu thay thế cát san lấp, cát xây dựng thì các dòng sông sẽ còn bị khai thác cát nhiều hơn.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng phải kiểm soát chuyện khai thác cát quá mức, thậm chí phải ngưng các hoạt động khai thác cát. Hiện nay, để chống sạt lở thì giải pháp của các địa phương là xây kè. Tuy nhiên, không thể xây kè cho toàn bộ sông ngòi và dù có xây kè nhưng tiếp tục khai thác cát vô tội vạ thì tình trạng sạt lở sẽ vẫn diễn ra.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tuyến Phạm Văn Đồng – nút giao Gò Dưa trên vành...

0
(SGTT) - Dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa - quốc lộ 1 trên đường vành đai 2...

Thăm đảo Capri ở miền Nam nước Ý

0
(SGTT) – Nằm cách bờ biển Napoli khoảng 5km, đảo Capri (Ý) là một điểm đến thu hút du khách nhờ địa hình đá...

Chùa Phướng – điểm dừng chân thanh bình ở Vĩnh Long

0
(SGTT) - Tọa lạc tại phường Nguyệt Hóa, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Phướng là một trong những ngôi chùa Khmer tiêu biểu tại...

Trưa nay hoàn thành sửa chữa cầu trên cao tốc TPHCM...

0
(SGTT) - Sở Xây dựng TPHCM cho biết việc sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành trên cao tốc TPHCM - Long Thành...

Bữa trưa quốc tế với cơm giá đỗ Hàn Quốc

0
(SGTT) - Nếu bạn yêu thích những bữa cơm đơn giản mà vẫn dinh dưỡng, Kongnamul Bap, món cơm giá đỗ của người Hàn...

Du lịch phải ‘xanh’, lúa phải ‘sạch’ khí metan

0
(SGTT) - Không chỉ các nhà máy xi măng hay sắt thép thải khói đen nghịt cần giảm phát thải, mà du lịch và...

Kết nối