Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Xây đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ rộng 2.870 ha nhưng không làm ảnh hưởng hệ sinh thái

(SGTT) - UBND TPHCM đã ban hành 4 quyết định duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ lên tới 2.870 ha với dân số ước tính hơn 228.000 người. 

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ theo quy hoạch.

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ được phân chia làm 5 phân khu. Phân khu A với quy mô 771,05 ha, được quy hoạch thành khu vui chơi, giải trí (công viên chuyên đề, sân golf…), du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư), thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu sử dụng hỗn hợp và an ninh quốc phòng được bố trí đồng bộ và đầy đủ các trong trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND TPHCM phê duyệt. Quy mô dân số tối đa 65.113 người.

Phân khu B với quy mô 586,88 ha, được quy hoạch là khu ở, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công trình dịch vụ - công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ, văn phòng…), khu cây xanh đô thị và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng đô thị hiện đại và thông minh. Quy mô dân số tối đa là 71.268 người.

Phân khu C với quy mô 303,47 ha. Nơi đây được quy hoạch là khu đô thị du lịch lấn biển, du lịch nghỉ dưỡng, M.I.C.E (hội thảo, hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng), đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn…

Phân khu C là khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị hiện đại gồm các khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, nhà ở cao tầng) hiện đại, văn minh. Bố trí đồng bộ và đầy đủ các trong trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND TPHCM phê duyệt. Quy mô dân số tối đa là 26.246 người.

Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Phân khu D, E với tổng diện tích quy hoạch là 1.208,6 ha (phân khu D là 449,82 ha; phân khu E là 758,78 ha); quy hoạch là khu đô thị du lịch lấn biển, du lịch nghỉ dưỡng, M.I.C.E, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn… Tính chất phân khu D, E là khu trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại gồm các khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự) đảm bảo tiêu chí hiện đại và thông minh. Bố trí đồng bộ và đầy đủ các trong trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án quy hoạch phân khu đã được UBND TPHCM phê duyệt. Quy mô dân số tối đa là 65.879 người.

Theo đó, trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn.

Theo bạn, việc đầu tư xây dựng khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực hay không?

Xem kết quả

HN tổng hợp

4 BÌNH LUẬN

  1. Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 2009, huyện có diện tích 714 km², số dân là 68.213 người. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc (Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh,..) chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng ngập mặn Cần Giờ (Rừng Sác và Đước). Đất rừng chiếm 47,25%, đất sông kênh rạch chiếm 32%, đất trồng lúa và hoa quả chiếm 14%, vùng ngập mặn chiếm 57%,.. so với diện tích toàn huyện. Diện tích “DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ” rộng khoảng 28,7 km2, chỉ bằng khoảng 4,14% diện tích bán đảo Cần Giờ.

    Riêng bờ biển khu vực thị trấn Cần Giờ là nằm khá xa khu sinh quyển Rừng Sác- Rừng Đước, đất đai tự nhiên rộng còn nhiều dấu ấn của hoang sơ, mật độ dân cư thưa, các công trình xây dựng ở đây phần lớn là nhà cấp 4, địa hình đáy biển nông thoai thoải, có độ dốc nhỏ.

    Nếu lấn biển vào khu vực này với quy mô diện tích 28,7 km2 nhằm mở rộng thị trấn Cần Giờ vươn ra biển tạo thành khu độ thị du lịch xanh, sinh thái biển là có thể, nhưng phải được nghiên cứu quy hoạch công phu và kỹ lưỡng, thẩm định tốt, đánh giá tác động môi trường đầy đủ và nghiêm túc, tổ chức triển khai xây dựng, khai thác, sử dụng có bài bản. Đặc biệt khi cầu Cần Giờ nối liền Trung tâm TP với bán đảo Cần Giờ thông xe (dự định 2025), chắc chắn huyện Cần Giờ sẽ phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thể có đóng góp của “DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ”.

  2. Dự án “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” nằm kế cận với vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, về phía đất liền Dự án tiếp giáp với xã Long Hòa và Thị Trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

    Trích văn bản số 139/BTK/19 ngày 23/12/2019 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về việc Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ: Dự án “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” nằm kế cận với vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (theo khung pháp lý của UNESCO/MAB các hoạt động kinh tế, phát triển thân thiện với môi trường được phép triển khai tại các vùng chuyển tiếp). Tại hội nghị quốc tế được UNESCO tổ chức tại thành phố Seville (Tây Ban Nha) vào tháng 3/1995 về Khu dự trữ sinh quyển, bản chiến lược Seville đã được thông qua có nội dung “Khuyến khích các khu vực sử dụng đất quan trọng cạnh khu dự trữ sinh quyển nhằm chọn ra các phương thức sử dụng đất bền vững”.

    Ngoài ra, tại văn bản số 273/BQL ngày 05/06/2018, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cũng khẳng định: “Khu vực thực hiện dự án không nằm trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ”. Với vị trí nằm ngoài ranh giới diện tích đất lâm nghiệp 34.672,79 ha trong đó diện tích rừng ngập mặn là 32.451,02 ha (rừng phòng hộ Cần Giờ).

    Như vậy, việc thực hiện Dự án không thuộc ranh giới rừng phòng hộ Cần Giờ, tại khu vực kế cận với vùng chuyển tiếp là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và khung pháp lý của UNESCO

  3. Dự án nằm kế cận với vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Do đó, dự án không gây tác động trực tiếp mà chỉ có tác động gián tiếp đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ do việc lấn biển có thể tác động đến dòng vật chất, sự thay đổi nhỏ về xu hướng vận chuyển trầm tích bùn cát, cũng như quá trình lắng đọng bồi tụ, xói lở tại rìa công trình và đất ngập nước khu vực kế cận.
    Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, vùng cửa ngõ Đông Nam TP.Hồ Chí Minh, chịu tác động của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và biển Đông. Khu vực Dự án tiếp giáp với 02 cửa sông Đồng Tranh, Lòng Tàu – 02 con sông này dẫn nước ra vào rừng ngập mặn Cần Giờ. Do đó, 02 tác động chính có thể tác động đến nguồn nước nuôi rừng, gây ảnh hưởng gián tiếp đến Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ như sau:
    – Tác động gây bồi lắng, xói lở.
    – Tác động đến chất lượng nước nuôi rừng.

  4. Tôi tin bản thân nhà đầu tư như Vingroup vừa có nhiều kinh nghiệm làm các dự án lớn và khó, vừa có năng lực tài chính và nhân lực chuyên môn (kể cả thuê chuyên gia các nước tiên tiến), chắc cũng đã tự mình bỏ không ít công sức, tiền bạc để đánh giá tác động môi trường, vừa đáp ứng yêu cầu của luật pháp, vừa phục vụ cho chính bài toán đầu tư của mình.

    Song tiếc rằng người dân hoàn toàn không có thông tin cả từ phía nhà nước lẫn từ phía nhà đầu tư để khỏi băn khoăn, lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã và đang phải trả giá quá nhiều cho những vấn nạn môi trường trong quá trình phát triển.

    Đọc những thông tin chính thống trên mạng thì chỉ thấy những tin cơ bản, sơ sài về dự án, nội dung các báo na ná như nhau và hầu hết chỉ nói về lợi ích dự án mang lại và tổng vốn nhà đầu tư sẽ bỏ ra, chứ không đề cập đến cái giá về kinh tế, xã hội, môi trường mà TPHCM và các tỉnh liên quan hay đất nước có thể phải trả như thế nào.

    Kiểu thông tin nặng tính tuyên truyền ấy chỉ dễ gây thêm thắc mắc, mà tiếc thay, hầu hết các cơ quan nhà nước ta thường có thói quen đưa thông tin như vậy!.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bình Quới – Thanh Đa: sống mòn vì quy hoạch treo

0
(SGTT) - Năm 1992, chính quyền TPHCM phê duyệt khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đến nay, đã hơn...

Thông qua hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời...

0
(SGTT) - TPHCM dự kiến triển khai thực hiện 199 dự án trọng điểm với tổng số vốn 360 tỉ đô la. Từ nay...

Cuối tuần ‘đổi gió’ tìm về biển Cần Giờ

0
(SGTT) - Cần Giờ được mệnh danh là “ốc đảo xanh” với những khu rừng ngập mặn nguyên sinh xanh mướt. Không chỉ vậy,...

Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy hoạch cấp tỉnh...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh rà soát, báo cáo kịp thời về các nội dung thông tin chưa chính xác,...

Hành lang sông Sài Gòn là điểm nhấn trong quy hoạch...

0
(SGTT) - TPHCM xác định quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm trong rà soát quy hoạch chung của thành phố thời gian...

Đề xuất chia đôi huyện Bình Chánh để lập thêm 2...

0
(SGTT) - Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn gợi ý TPHCM quy hoạch thêm 2 thành phố trong thành phố bằng việc...

Kết nối