Thứ ba, Tháng tư 22, 2025

“Rác quảng cáo” trở lại

Nguyễn Thị Cẩm Tiên (Hội Tâm lý giáo dục) -

Từ đầu năm 2017 đến nay, con hẻm nhỏ nơi gia đình tôi sinh sống ở quận 9, TPHCM lại ngập tràn “rác quảng cáo”, cứ sau mỗi đêm những tờ rơi lại dán chồng lên nhau, đầy rẫy trên bờ tường của nhà dân, cổng khu nhà trọ, trên các trụ điện, tường bao của các cơ quan, trụ sở doanh nghiệp. Chẳng riêng con hẻm nhà tôi, mà ở nhiều đường phố lớn tại quận 9, như Lê Văn Việt, Man Thiện, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền... đều ngập trong rác dán tường như vậy.

Ở quận Thủ Đức, những trụ điện, bờ tường, trạm xe buýt ở nhiều tuyến phố xung quanh khu vực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng bị “mặc một chiếc áo gớm ghiếc” như vậy.

Những tờ quảng cáo có nhiều kích cỡ, từ loại nhỏ như tấm danh thiếp cho đến những loại giấy cỡ quyển sổ tay, tập học sinh với nội dung quảng cáo, như dịch vụ thông hút bể phốt, sửa sang nhà cửa, chuyển đồ, tuyển nhân viên, cho vay tiền, chuyển nhượng nhà, bán bất động sản... Sự tái xuất hiện của quảng cáo dán tường một phần do các phương tiện truyền thông, báo chí ít đề cập, phản ảnh tới vấn đề này nữa. Ngoài ra, chiến dịch làm sạch tờ rơi quảng cáo ở bờ tường, trụ điện, trạm xe buýt, các điểm công cộng khác... của sinh viên, thanh niên tình nguyện, các đoàn thể của phường, quận và thành phố đã tạm dừng. Và điều quan trọng là những cơ quan quản lý nhà nước địa phương cũng không mấy quyết liệt trong việc dẹp vấn nạn “rác quảng cáo” vì các đợt ra quân cũng chỉ làm theo phong trào chung.

Thiết nghĩ nếu chính quyền thành phố, các quận, huyện, phường cứ đối phó với vấn nạn “rác quảng cáo” theo phong trào thì sự hiệu quả gần như là bằng... không. Bản thân tôi và chắc đa số người dân thành phố đều ủng hộ các đợt ra quân dẹp vấn nạn “rác quảng cáo” nhưng các chiến dịch này nên có sự định hướng cụ thể hơn trong việc xử lý những người chủ của các tờ rơi quảng cáo và cả những người bị bắt quả tang đang dán tờ rơi quảng cáo sai quy định. Các đội sinh viên-thanh niên tình nguyện, người dân trong khu phố cứ hàng tuần tham gia việc cạo, bóc gỡ các tờ rơi quảng cáo trên tường, cột điện, trong khi chính quyền địa phương – thông qua địa chỉ, số điện thoại xuất hiện trên tờ rơi – xác định đơn vị có tờ rơi để gửi thư cảnh cáo, hoặc sau đó có những biện pháp xử phạt nếu họ cố ý vi phạm.

Lâu nay chúng ta vẫn thường nói rất nhiều, cũng như đưa ra các khung hình phạt đối với các chủ dán tờ rơi quảng cáo, nhưng xem ra sự hiệu quả là chưa có, bởi các cấp chính quyền vẫn chỉ “nói” nhiều và làm theo phong trào mà thôi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đừng gây phiền hà cho người dân bằng những thủ tục...

0
(SGTT) - Nhà nước đã phải tốn rất nhiều công sức để xây dựng “cao tốc” chính phủ điện tử, chính quyền thông minh,...

Đường phố TPHCM ‘nhuộm đỏ’ với cờ và biển hiệu dịp...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, các tuyến đường trung tâm TPHCM rực rỡ sắc đỏ cờ Tổ quốc, băng rôn, pano chào...

Sẽ xử lý cơ sở, nhân viên đăng kiểm gây khó...

0
(SGTT) - Trước tình trạng nhận nhiều phản ánh của người dân về một số trung tâm đăng kiểm sách nhiễu, tiêu cực, Cục...

Cục An toàn thực phẩm bày cách tránh mua phải sản...

0
(SGTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 790/ATTP-SP hướng dẫn người dân kiểm tra...

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp chứng nhận xuất xứ...

0
(SGTT) - Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi...

Gamuda Land trồng cây tại TPHCM và Hải Phòng, cam kết...

0
(SGTT) - Vừa qua, Gamuda Land Việt Nam (GLVN) tổ chức hai hoạt động trồng cây tại TP Thủ Đức (TPHCM) và Làng trẻ...

Kết nối