Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Thợ sửa máy lạnh lại giở chiêu trò

Anh Đài (TPHCM) -

Sài Gòn đang bắt đầu vào mùa nắng nóng nên việc mua bán và sửa chữa các loại máy điều hòa nhiệt độ ở các cửa hàng cũng bắt đầu nhộn nhịp. Điều đáng buồn là một số thợ sửa máy điều hòa nhiệt độ tham lam đang giở các chiêu trò để móc túi người tiêu dùng.

Mới đây, gia đình tôi – ở quận Thủ Đức (TPHCM) – gọi thợ sửa máy điều hòa nhiệt độ (sau đây gọi là máy lạnh) của một cửa hàng sửa chữa máy lạnh tới bảo dưỡng và bơm thêm gas cho chiếc máy lạnh đang sử dụng. Những người thợ đến rất trễ so với giờ hẹn, nhưng nghĩ đến việc họ tỏ vẻ nhiệt tình, nói năng hoạt bát, lại từng đến sửa máy lạnh cho công ty của chồng tôi nên tôi cũng thấy tin tưởng.

Ban đầu, người thợ yêu cầu được làm vệ sinh cho máy lạnh vì nó quá bẩn. Sau đó, anh thợ mới tiến hành bơm gas điều hòa… trong vòng năm phút. Tổng chi phí tôi phải trả hết 500.000 đồng, gồm 250.000 đồng tiền cho một lần nạp gas và 150.000 đồng tiền làm vệ sinh cho máy cùng với 100.000 đồng tiền công.

Hai ngày sau khi sửa, tôi thấy máy vẫn chạy yếu, độ làm mát không hơn lúc chưa sửa là mấy. Tôi nghi ngờ nên gọi họ đến kiểm tra lại nhưng họ cứ khất lần này đến lần khác. Bí quá, tôi nhờ tới một trung tâm bảo dưỡng máy lạnh có uy tín đến xem. Lúc đó, tôi mới được biết rằng, gas điều hòa chỉ mới được bơm một nửa so với yêu cầu của lượng gas điều hòa của máy lạnh, nghĩa là – theo trung tâm bảo dưỡng – sẽ mất một khoảng thời gian bơm gas chừng 15 phút. Nhớ lại cách làm chớp nhoáng trong năm phút của anh thợ hai ngày trước, tôi có cảm giác mình đã bị lừa gạt. Cũng gần như trường hợp của tôi, một người bạn của tôi mang máy đi sửa vì máy không chạy. Đến cửa hàng, người thợ cho biết: “Sẽ nạp nguồn vi mạch cho máy chạy, giá là 200.000 đồng. Nhưng nếu máy vẫn không hoạt động thì phải thay thế toàn bộ với giá gần 1 triệu đồng”. Người bạn tôi không đồng ý và mang máy đến một trung tâm khác thì được biết, bộ nguồn và bộ cảm biến điều hòa của máy đã bị tráo hàng dỏm vào, phải tốn gần 2 triệu đồng sửa chữa.

Để hạn chế tình trạng nhân viên “dùng mánh” lừa người tiêu dùng, các công ty cần lên bảng giá cụ thể để nhân viên đưa khách hàng tham khảo. Sau khi đồng ý thì thợ mới được phép sửa chữa và cả hai bên cùng ký tên vào bảng giá thanh toán có đóng dấu của công ty. Có như vậy mới đảm bảo lòng tin ở khách hàng, đồng thời quản lý tốt không cho phép nhân viên dở chiêu trò “móc túi” người tiêu dùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục...

0
(SGTT) - Khi nhắc đến các bệnh lý về mắt do lão hóa, lão thị và đục thủy tinh thể thường xuất hiện nhiều nhất...

Giá vé metro Bến Thành – Suối Tiên từ 6.000 đến...

0
(SGTT) - TPHCM vừa công bố giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, vé đi metro có giá từ 6.000...

Hiểu hơn phương pháp ‘giải cấu trúc’ thực phẩm

0
(SGTT) - Trong ẩm thực nói chung hay ẩm thực phân tử nói riêng, deconstructed cuisine là khái niệm xuất phát từ phong cách...

Đầu tư thêm 3.760 tỉ đồng cho cao tốc Bảo Lộc...

0
(SGTT) - Hôm nay (21-11), tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, các đại biểu đã biểu...

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành...

Những ‘quy tắc vàng’ giúp tránh bị lừa đảo qua mạng

0
(SGTT) - Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn với nhiều thủ đoạn, hành vi xấu. ...

Kết nối